00:00 Số lượt truy cập: 2662837

Bệnh bụi phổi silíc 

Được đăng : 03/11/2016
Bụi phổi silíc là một bệnh phổ biến và nan y, nói chung hiện nay chưa có thuốc chữa đặc hiệu. 2

Bệnh thường gặp ở công nhân các cơ sở sản xuất gạch chịu lửa, xi măng, xay nghiền khoáng sản, đúc kim loại, khai thác mỏ, chế biến đá vụn, đá tấm…, công nhân các ngành có sử dụng amiăng (một loại silicat kép Ca và Mg) như cao su, sản xuất ngói fibro-cement, dệt vải cách nhiệt, làm vật liệu cách âm… Hiện nay chưa có loại khẩu trang nào ngăn được bụi silíc tự do bay lơ lửng trong môi trường. Theo GS. Lê Trung thì bệnh bụi phổi silíc chiếm tỷ lệ 94.5% tổng số bệnh nhân nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội (trong đó ngành luyện kim chiếm 36.6%, ngành xây dựng 9.7%, ngành sành sứ thủy tinh 7.5%...). Người lao động làm việc trong môi trường có bụi silíc liên tục 5 năm trở lên có nguy cơ mắc bệnh, 138% số bệnh nhân tiếp xúc 5-9 năm, 28.07% số bệnh nhân tiếp xúc 10-14 năm, 34.7% số bệnh nhân tiếp xúc 10-14 năm, 34,7% số bệnh nhân tiếp xúc 15-19%... Bệnh bụi phổi amiăng cũng rất phổ biến trong công nhân khai thác mỏ (sản lượng 160 ngàn tấn/năm), công nhân sản xuất ngói fibro-cement (có 17 dây chuyển ở miền Bắc và một số cơ sở ở miền Nam, nhà máy lớn ở Biên Hòa dùng rất nhiều amiăng), kể cả một số người ở trong các ngôi nhà lợp bằng loại ngói này.

Silíc và amiăng gây xơ hóa phổi, suy hô hấp, ung thư phổi và màng phổi; thời gian tiếp xúc càng lâu thì nguy cơ ung thư càng tăng, sau 20-30 năm có thể mắc ung thu phổi nguyên phát, ung thư màng phổi - thanh quản - vòm họng - đại tràng… Ở người nghiện thuốc lá thì nguy cơ ung thư càng cao. Người thường dùng bột tale có amiăng cũng có thể mắc bệnh.

Triệu chứng thường gặp ở các bệnh nhân là khó thở, lúc đầu do gắng sức, sau thì khó thở thường xuyên. Bệnh nhân đau tức ngực, ho khan kéo dài, khạc ra đờm dãi, giảm dung tích hữu ích của phổi, thở ra ít, phổi xơ hóa thành những đám mờ hoặc có các hình sợi chăng ra như những tấm lưới, có các mảng màng phổi, dày màng phổi, vôi hóa ở màng phổi và màng tim…

* Phòng bệnh

- Theo các nhà nghiên cứu thì các biện pháp phòng bệnh hiện hành đều hạn chế hiệu quả như khẩu trang, hạt bụi tại chỗ, nhà xưởng thông thoáng (không được dùng quạt trần), sắp xếp luân phiên công nhân tránh để tiếp xúc lâu…

- Cần có loại khẩu trang “ướt” đặc biệt dùng cho công nhân chuyên ngành: không khí bắt đầu buộc phải đi qua một bình nước lọc nhỏ (dung tích khoảng 0.5 lít, thay nước mới hàng ngày) đeo ở sau lưng, rồi được dẫn đến bộ phận che kín mũi và miệng để thở, không khí sẽ hoàn toàn sạch bụi silíc cực nhỏ mà các loại khẩu trang “khô” đều không thể lọc được.

- Khám sức khỏe định kỳ và chữa trị tích cực ngay từ lúc bệnh sơ phát.

* Chữa bệnh

- Trà chống bụi phổi silíc (silicose):

+ Kim ngân 200g, tử uyển 100g, khoản đông hoa 100g, hạ khô thảo 200g, cát cánh 100g - sao giòn, tán bột, trữ dùng dần. Ngừa bệnh, dùng 10g pha hãm nước sôi, uống 1 lần/ngày. Chữa bệnh 2-4 lần/ngày.

+ Ô rô 200g, ý dĩ 200g, hạt củ cải 100g, rễ cỏ tranh 500g, xuyên tâm liên 100g, huyết dụ 100g - cách chế biến, sử dụng như trên.

- Sâm đại hành 100g, tam thất 20g, đảng sâm 40g, hoàng kì 40g, sinh hoài sơn 40g, linh chi 20g, bổ cốt chi 20g, câu kỉ tử 40g - sao giòn, tán bột, uống 10g/lần, 1-3 lần/ngày. Tác dụng: Chữa khó thở, tăng khả năng chịu đựng tình trạng thiếu oxy của tế bào, trợ tim, bổ phổi. Dùng phối hợp với 1 loại trà chống bụi phổi ở trên.

- Nhân sâm 8g, hoàng tinh 16g, bách hợp 16g, ý dĩ 40g, dâm dương hoắc 16g, hạ khô thảo 40g, sơn đậu căn 16g, xuyên khung 16g, miết giáp 12g, cam thảo 12g - sao giòn, tán bột, mỗi lần dùng 2 thìa cà phê đầy sắc uống, có thể luyện với mật o­ng đặc làm viên 1g, uống 8-10 viên/lần, 2-3 lần/ngày. Tác dụng: ngừa và trị ho lâu ngày, viêm phế quản, tâm phế mãn, áp xe phổi, sơ nhiễm lao, ung thư phổi… do bụi phổi silíc…