00:00 Số lượt truy cập: 2637642

Bình Giang phát triển công nghiệp nông thôn 

Được đăng : 03/11/2016
Xưa kia, vùng đất khoa bảng Bình Giang (với "làng tiến sĩ "Mộ Trạch) thường gắn với cái khó, cái nghèo. Ngày nay Bình Giang nổi lên với nhiều sản phẩm, hàng hóa từ các làng nghề truyền thống, làng nghề mới có uy tín trong cả nước và một số đã hưởng tới xuất khẩu. Với sự nỗ lực của mình Bình Giang đã khai thác có hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh để đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN). Ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình có quy mô sản xuất, kinh doanh lớn hơn.


Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong sản xuất như giá vật tư, nguyên liệu, chi phí nhân công, khấu hao máy móc đều tăng lên nhưng sản xuất CN-TTCN của huyện vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tổng giá trị sản xuất CN-TTCN năm 2001đạt 42 tỷ đồng, năm 2005 đã là 101,1 tỷ đồng. Để đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát huy thế mạnh về vị trí địa lý, huyện đã quy hoạch 4 cụm công nghiệp với tổng diện tích 167,8 ha, gồm cụm công nghiệp Quán Gỏi (xã Hưng Thịnh) rộng 50 ha; cụm công nghiệp làng nghề quốc lộ 38 thuộc các xã Tráng Liệt và Thúc Kháng 27,8 ha; cụm công nghiệp đường 20 các xã Tân Hồng, Vĩnh Hồng 45 ha; cụm công nghiệp đường 20 xã Nhân Quyền, xã Thái Học 45 ha.

 

Năm 2005, có 49 doanh nghiệp, hộ cá thể được chấp thuận cho thuê đất tại các cụm công nghiệp với tổng diện tích thuê là 127,7 ha, vốn đầu tư đăng ký hơn 1.000 tỷ đồng và 2,4 triệu USD, khi đi vào hoạt động sẽ tạo việc làm cho hơn 7.000 lao động.

 

Đến nay, đã có 25 dự án đi vào hoạt động, trong đó riêng cụm công nghiệp Quán Gỏi (xã Hưng Thịnh) có 14 dự án, cụm công nghiệp đường 20 có 5 dán. Các làng nghề truyền thống như: vàng bạc Châu Khê, Lương Ngọc (xã Thúc Kháng); gốm sứ Cậy (xã Long Xuyên); mộc (xã Hưng Thịnh, Bình Xuyên), cơ khí (thị trấn Kẻ Sặt, xã Tráng Liệt) được củng cố, duy trì, phát triển, chất lượng hàng bói được nâng lên, kiểu dáng mẫu mã ngày càng phong phú, đáp ứng nhu cấu thị trưởng trong và ngoài nước.

 

Làng nghề vàng bạc Châu Khê, cơ khí Tráng Liệt được UBND tỉnh cấp bằng công nhận là làng nghề truyền thống. Một số xã, thôn đã du nhập cácngành nghề mới như nghề thêu ren, mây song xiên, mây giang ở VĩnhHồng, Bình Minh, Hồng Khê, Tân Việt, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn. Có 2 HTX TTCN vàng bạc được thành lập là HTX Tân Tiến và Châu Khê. Đến nay, toàn huyện có 5 làng nghề truyền thống, 3 HTX TTCN và một số tổ hợp tác cùng với nhiều cơ sở TTCN ở các thị trấn, thị tứ, các xã, thu hút trên 25 nghìn lao động. Đuợc sự khuyến khích và tạo đều kiện thuận lợi, nhiều hộ cá thể và doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất tạo ra những sản phẩm có giá trị cao, có uy tín trên thị trường như: máy nông nghiệp các loại; ô-tô lắp ráp; vàng bạc mỹ nghệ; gốm sứ xuất khẩu ...

 

Tuy sản xuất CN-TTCN trên địa bàn huyện đã có bước phát triển nhưng tốc độ tăng trưởng chưa cao, chưa xứng với tiềm năng của huyện. Nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất với quy mô nhỏ, lẻ, công nghệ, thiết bị còn cũ kỹ, lạc hậu. Nhiều sản phẩm chưa được đầu tư nâng cao chất lượng, mẫu mã chưa được cải tiến, giá thành sản phẩm còn cao, sức cạnh tranh trên thị trường hạn chế. Công tác tiếp thị, xúc tiến thương mại của huyệncũng như của mỗi doanh nghiệp chưa mạnh, huyện chưa có những sản phẩm tiêu biểu là mũi nhọn kinh tế... Bình Giang xác định từ nay đến năm 2010 là huyện tập trung phát triển nhanh CN-TTCN, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cụm công nghiệp, các làng nghề và phát triển nghề mới, tạo các sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Duy trì tốc độ phát triển cao đi đôi với nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh và bảo vệ môi trường, phấn đấu giá trị sản xuất CN-TTCN tăng bình quân hằng năm từ 19 đến 20% , đến năm 2010 chiếm tỷ trọng 35% giá trí tổng sản phẩm toàn huyện.

 

Để phát triển mạnh sản xuất CN-TTCN, toàn huyện đang tập trung xây dựng và thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Trước hết là giải pháp về quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tâng kinh tế cơ sở để phát triển CN-TTCN cũng như thương mại và dịch vụ. Trong đó tập trung xây dựng quy hoạch, kế hoạch cụ thể về sử dụng đất đai, các cụm công nghiệp, khu công nghiệp, hệ thống giao thông, mạng lười cung cấp điện, hệ thống chợ...; xác định rõ các giải pháp về khoa học cộng nghệ và môi trường; về vốn đầu tư, về thị trường tiêu thụ sản phẩm, giáp pháp về tổ chức và lao động...