00:00 Số lượt truy cập: 2638211

CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VỚI HỘI NÔNG DÂN TỈNH, SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, BƯU ĐIỆN TỈNH VÀ VIỄN THÔNG ĐỒNG NAI 

Được đăng : 03/11/2016

Về đưa công nghệ thông tin vào phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nông dân giai đoạn 2008-2013(Số: 280/Ctr-STTTT-HND-SNN&PTNT-BĐT-VTĐN)


I. CĂN CỨ PHÁP LÝ:

Căn cứ chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 17/10/2000 “Về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”;

Căn cứ Nghị quyết 06NQ/HND của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ngày 25/07/2006 về việc đẩy mạnh công tác khoa học và công nghệ của Hội Nông dân Việt Nam góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/04/2007 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước;

Căn cứ Chương trình phối hợp hoạt động số 01/Ctr-BBCVT-HNDVN ngày 24/7/2007 giữa Bộ Bưu chính Viên thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) với Hội Nông dân Việt Nam về đưa công nghệ thông tin vào phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nông dân giai đoạn 2007-2013;

Căn cứ vào Chỉ thị số 08/2007/CT-BBCVT của Bộ Bưu chính Viên thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) ngày 01 tháng 08 năm 2007 về việc thúc đẩy phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông phục vụ nông thôn;

Căn cứ văn bản số 6125/UBND-TTTH của UBND tỉnh Đồng Nai ngày 08/08/2007 về việc giao Sở Bưu chính Viễn thông (nay là Sở Thông tin và Truyền thông) chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể tại địa phương triển khai thực hiện chỉ thị 08/2007/CT-BBCVT ngày 01/08/2007 của Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) trên địa bàn tỉnh.

II. MỤC TIÊU CHUNG ĐẾN NĂM 2013

- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin cho Hội Nông dân các cấp trong tỉnh nhằm kahi thác sử dụng có hiệu quả việc đưa ứng dụng CNTT vào phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; đảm bảo 100% Hội Nông dân các huyện, thị xã có trang bị máy vi tính phục vụ cho công tác chuyên môn của Hội (11 cơ quan Hội);

- Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng và nâng cao nhận thức về CNTT cho các cán bộ, hội viên nông dân và vận động các cán bộ, hội viên nông dân tích cực nâng cao kỹ năng sử dụng CNTT vào sản xuất. Mục tiêu cụ thể:

+ 80% (khoảng 56 người) cán bộ Hội Nông dân tỉnh, huyện, thị xã, thành phố Biên Hoà, 50% (khoảng 160 người) cán bộ Hội nông dân cơ sở và 3% (khoảng 188 người) tổng số các cán bộ chi, tổ hội ứng dụng CNTT vào trong hoạt động chuyên môn của đơn vị mình;

+ 80% BCH Hội Nông dân các cấp trong tỉnh sử dụng Internet trong việc tìm kiếm thông tin trên mạng;

- Xây dựng Trang thông tin điện tử cho Hội Nông dân tỉnh và Trang thông tin điện tử cho Sở Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn nhằm cung cấp và trao đổi thông tin cũng như quảng bá các sản phẩm, hàng nông sản của nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu, vùng xa;

- Xây dựng trang bị và nâng cấp máy tính tại 56 điểm Bưu điện văn hoá xã trên địa bàn tỉnh.

III. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐẾN NĂM 2013

1. Giai đoạn 2008-2010

1.1. Điều tra, khảo sát thực trạng về tình hình ứng dụng CNTT tại Hội Nông dân tỉnh và Hội Nông dân cấp huyện, hội viên nông dân

Mục tiêu:

- Đánh giá về tình hình, mức độ và nhu cầu ứng dụng CNTT trong Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh. Xác định được những nguyên nhân, hạn chế và nắm bắt được nhu cầu của nông thôn trong việc ứng dụng CNTT trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Nội dung:

- Xây dựng mẫu điều tra, khảo sát để đánh giá hiện trạng ứng CNTT và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong các Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh;

- Tập hợp kết quả điều tra, khảo sát để phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT và cơ sở hạ tầng CNTT của Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh;

- Xác định những hạn chế và nguyên nhân khó khăn trong việc ứng dụng CNTT ở nông thôn để thông qua đề xuất xây dựng chính sách, phương án hỗ trợ xây dựng và trang bị cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, hội viên nông dân trong việc ứng dụng CNTT-TT;

- Dự kiến tiến hành khảo sát BCH Hội Nông dân tỉnh và các BCH Hội tại các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hoà và một số BCH Hội cơ sở;

Thời gian tiến hành: Quý III/năm 2008.

1.2. Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT cho Hội Nông dân tỉnh và các huyện, thị, thành phố và trang bị nâng cấp máy tính tại 56 điểm Bưu điện Văn hoá xã:

Mục tiêu:

Tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng thông tin cho Hội Nông dân tỉnh và 56 điểm Bưu điện văn hoá xã tại huyện, thị, thành phố để khai thác, sử dụng có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin vào phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Nội dung:

- Xây dựng và nâng cấp trang thiết bị cơ sở hạ tầng CNTT và chuyển giao công tác vận hành cho đơn vị;

- Xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng và hệ thống mạng LAN với đường truyền ADSL tốc độ cao từ Hội Nông dân tỉnh đến Hội Nông dân huyện, thị xã;

- Trang bị, nâng cấp máy tính tại 56 điểm Bưu điện Văn hoá xã trên địa bàn tỉnh;

Thời gian tiến hành: Dự kiến năm 2009, năm 2010, năm 2011, năm 2012.

1.3. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

Mục tiêu:

- Cung cấp cho cán bộ, hội viên những kiến thức tổng quát về mạng Internet, kỹ năng sử dụng các dịch vụ của Internet như cài đặt Internet, duyệt Web, Email, trao đổi thông tin, tìm kiếm thông tin,... nhằm phục vụ cho tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trên đại bàn tỉnh.

- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về Quản trị mạng cho cán bộ, hội viên nông dân đảm bảo thực hiện được các ứng dụng cơ bản về hệ thống mạng đồng thời nắm bắt chia sẻ và quản lý các tài nguyên trên mạng.

Nội dung:

- Trang bị kiến thức cơ bản về CNTT cho cán bộ Hội;

- Hướng dẫn sử dụng các phần mềm văn phòng, các ứng dụng CNTT nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh cho nông dân, nông thôn;

- Hướng dẫn cài đặt, kết nối Internet và các kỹ năng sử dụng các dịch vụ trên Internet như: thư điện tử, truy nhập, khai thác các ứng dụng tra cứu thông tin, tải dữ liệu, tìm kiếm thông tin về hàng nông sản, sản phẩm, giống cây trồng,... trên các trang Web và bảo mật, phòng chống virus máy tính;

- Trang bị kiến thức cơ bản về hệ thống mạng: quản trị cơ sở dữ liệu, bảo trì hệ thống, sử dụng, chia sẻ, khai thác các tài nguyên trên hệ thống mạng;

Dự kiến số học viên và số lớp: 260 học viên/20lớp

Thời gian dự kiến quý III/năm 2009 và quý I/năm 2010, quý II/năm 2010.

1.4. Xây dựng Trang thông tin điện tử cho Hội Nông dân tỉnh và Trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Mục tiêu:

- Nhằm phục vụ công tác điều hành, cung cấp thông tin và các hoạt động về lĩnh vực phát triển nông thôn của tỉnh và hệ thống Pháp luật, khoa học, giống cây trồng, vật nuôi và những kỹ thuật công nghệ mới liên quan đến nôngnghiệp, nông thôn, để qua đó người nông dân có thể tìm kiếm thông tin cần thiết phục vụ công việc của mình.

Nội dung:

- Thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu và thiết kế giao diện cho trang thông tin điện tử;

- Biên tập toàn bộ nội dung thông tin liên quan đến hoạt động của Hội, cũng như các thông tin về kinh tế, khoa học công nghệ... để đưa thông tin lên trang thông tin điện tử của Hội;

- Chuyển giao, hướng dẫn quản trị và hướng dẫn cập nhật nội dung thông tin hàng ngày và duy trì sự hoạt động của Trang thông tin điện tử;

- Xây dựng tảng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhằm tạo một kênh thông tin cung cấp các hoạt động về nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh đến mọi đối tượng phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thời gian tiến hành: Dự kiến quý II/năm 2009.

1.5. Tổ chức hội thảo

Tổ chức 01 hội thảo về “Công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ nông thôn”.

Mục tiêu:

- Tuyên truyền ứng dụng CNTT và Truyền thông vào nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhằm phục vụ cho công nghiệp hoá - hiện đại hóa nông nghiệp;

- Nâng cao nhận thức ứng dụng CNTT cho cán bộ, hội viên nông dân;

- Các giải pháp điển hình về hỗ trợ người dân ứng dụng CNTT và Truyền thông có hiệu quả từ các nhà cung cấp sản phẩm CNTT và Truyền thông.

Nội dung:

- Thảo luận chung, tìm hiểu thực trạng ứng dụng CNTT trong nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và báo cáo điển hình các tổ chức, cá nhân ứng dụng CNTT có hiệu quả vào phát triển sản xuất. Thông qua đó sẽ đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu, vùng xa;

- Ứng dụng CNTT vào công tác quản lý, xây dựng củng cố tổ chức Hội cũng như các phong trào nông dân, xúc tiến quảng bá các sản phẩm, nông nghiệp của địa phương;

- Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hàng nông sản, thực phẩm thông qua ứng dụng công nghệ thông tin;

Thời gian và địa điểm: Dự kiến trong quý IV/năm 2008 tại Đồng Nai.

1.6. Tham gia hội chợ thiết bị Công nghệ thông tin

Mục tiêu:

- Giúp nông dân tiếp cận với những sản phẩm công nghệ thông tin, công nghệ số nhằm phục vụ sự phát triển nông nghiệp, nông thôn;

- Giảm khoảng cách số giữa nông thôn và thành thị qua đó nông dân tiếp cận và lựa chọn những sản phẩm phù hợp với tình hình sản xuất và nhu cầu của mình;

Nội dung

- Phối hợp với Sở ngành liên quan, Doanh nghiệp, Hiệp hội... giới thiệu và trưng bày các sản phẩm về ứng dụng CNTT phục vụ sản xuất kinh doanh cho người dân;

- Tổ chức giao lưu, toạ đàm cho các nhà cung cấp sản phẩm với người dân để qua đó có thể nắm bắt được một cách cơ bản và đầy đủ nhất về các sản phẩm CNTT;

Thời gian và địa điểm: Dự kiến trong quý III/năm 2010 tại Đồng Nai.

1.7. Tổ chức hội nghị sơ kết

Tổ chức hội nghị sơ kết “Về chương trình phối hợp đưa công nghệ thông tin và truyền thông vào phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nông dân giai đoạn 2008-2010”.

Mục tiêu:

- Nhằm đánh giá kết quả đạt được và những mặt còn tồn tại sau 2 năm thực hiện chương trình phối hợp nhằm đưa công nghệ thông tin và truyền thông về nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Nội dung:

- Báo cáo sơ kết về chương trình phối hợp đưa công nghệ thông tin về vùng nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

- Thảo luận đánh giá lại những khó khăn, thuận lợi cũng như kết quả đạt được và nhữngmặt còn hạn chế để tìm ra giải pháp khắc phục giai đoạn 2010-2013;

- Đề xuất khen thưởng các tổ chức, tập thể, cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ đã đề ra;

- Kiến nghị về cơ chế chính sách đầu tư thúc đẩy trong quá trình triển khai chương trình đưa CNTT vào phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong những năm tiếp theo;

- Lập kế hoạch, nội dung kinh phí hoạt động cho năm tiếp theo;

Thời gian tiến hành: Dự kiến trong quý IV/năm 2010.

2. Giai đoạn 2011-2013

2.1. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡngnguồn nhân lực

Mục tiêu:

- Hiểu được lợi ích và tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT;

- Nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, hội viên trong Ban chấp hành Hội từ tỉnh xuống huyện.

Nội dung:

- Tiếp tục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý Hội cho các cán bộ Hội, hội viên;

- Đào tạo đội ngũ cán bộ Hội đủ khả năng vận hành và phát triển các ứng dụng CNTT nhằm phục vụ công tác điều hành tác nghiệp tại các cấp Hội;

- Trang bị đầy đủ các kiến thức cơ bản về CNTT cho cán bộ Hội, hội viên nông dân nhằm nâng cao hiệu quả trong việc đưa công nghệ thông tin vào phục vụ công tác điều hành Hội.

Dự kiến số học viên và số lớp: 144 học viên/10 lớp

Thời gian tiến hành: Dự kiến quý I/năm 2011

2.2. Tổ chức hội thảo

Mục tiêu:

- Đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng CNTT và truyền thông vào nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu, vùng xa;

- Tạo môi trường trao đổi kinh nghiệm, tư vấn giải pháp triển khai CNTT giữa các doanh nghiệp CNTT và người nông dân;

Nội dung:

- Thảo luận trao đổi giữa các doanh nghiệp CNTT và người nông dân từ đó có những giải pháp tiếp theo phù hợp với tình hình thực tế;

- Nhân điển hình các mô hình thí điểm, các cá nhân, tổ chức có các giải pháp hỗ trợ và ứng dụng CNTT có hiệu quả vào phục vụ nông nghiệp, nông thôn;

- Ứng dụng một cách có hiệu quả CNTT vào hoạt động chỉ đạo, điều hành, quảng bá sản phẩm của nông dân trên internet tiến tới thương mại điện tử.

Thời gian tiến hành: Dự kiến trong quý II/năm 2012.

2.3. Tổ chức Hội nghị tổng kết và đánh giá

Tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá chương trình phối hợp giai đoạn 2008-2013.

Mục tiêu:

- Tổng kết chương trình phối hợp đưa công nghệ thông tin về phục vụ sự phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2008-2013;

- Qua đó có những đánh giá khách quan về sự tác dộng của công nghệ thông tin đối với sự đổi mới trong nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Nội dung:

- Đánh giá những mặt đạt được và những mặt còn tồn tại trong quá trình thực hiện chương trình đưa CNTT vào phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân giai đoạn 2008-2013;

- Khen thưởng các tổ chức, tập thể, cá nhân cho các đơn vị triển khai thực hiện tốt chương trình.

Thời gian tiến hành: Dự kiến trong quý II/năm 2013.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của các bên

1.1. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan hỗ trợ Hội Nông dân tỉnh thực hiện các nội dung của chương trình đã đề ra;

- Hỗ trợ tư vấn cho Hội Nông dân tỉnh trong quá trình lập dự toán kinh phí trong chương trình phối hợp hoạt động;

- Hỗ trợ kỹ thuật cho Trang thông tin điện tử của Hội Nông dân tỉnh để tích hợp vào trong Trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tận dụng các cơ sở hạ tầng mạng và cơ sở dữ liệu thông qua dự án xây dựng mô hình cung cấp thông tin khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các huyện thuộc tỉnh Đồng Nai do Sở Khoa học và Công nghệ làm chủ đầu tư để kết nối, khai thác hiệu quả thông tin;

- Thành lập và chỉ đạo hoạt động của Tổ tư vấn bao gồm đại diện các đơn vị tham gia chương trình phối hợp.

1.2. Trách nhiệm của Hội Nông dân tỉnh

- Chủ trì và phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức phổ biến, quán triệt chương trình này đến cán bộ, nhân viên, hội viên nông dân trong hệ thống tổ chức của mình; đồng thời tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Xây dựng dự án đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và lập dự toán kinh phí nâng cấp xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT từ tỉnh xuống các huyện cùng với sự hỗ trợ tư vấn về kỹ thuật của Sở Thông tin và Truyền thông và các ngành có liên quan;

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong quá trình xây dựng Trang thông tin điện tử; thành lập Ban Biên tập nhằm đưa Trang thông tin điện tử vào hoạt động có hiệu quả;

- Tổ chức vận động cán bộ, hội viên nông dân trong tỉnh thực hiện đầy đủ, kịp thời các nội dung chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bưu điện tỉnh, Viễn thông Đồng Nai;

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các ngành có kiên quan thường xuyên tổ chức Hội thảo, thúc đẩy chương trình đưa khoa học kỹ thuật nông nghiệp đến bà con nông dân, tổ chức thực hiện có hiệu quả.

1.3. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

- Tạo điều kiện hỗ trợ để Trang thông tin điện tử của Hội Nông dân tỉnh tích hợp vào trong Trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;

- Phối hợp với các cấp Hội tham gia trong việc tổ chức quảng bá các thông tin về khao học kỹ thuật nông nghiệp, các định hướng sản xuất cho nông dân theo chương trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nông dân tỉnh thông qua Tổ tư vấn thường xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả trong việc ứng dụng CNTT có hiệu quả trong sản xuất qua việc sử dụng thông tin từ mạng viễn thôngnông thôn.

- Có trách nhiệm xây dựng Trang thông tin điện tử của đơn vị mình.

1.4. Trách nhiệm của Bưu điện tỉnh

- Tạo điều kiện cho nông dân truy cập thông tin tại các điểm Bưu điện Văn hoá xã và đề xuất Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam có cơ chế chính sách về giá cước ưu đãi cho chương trình đưa công nghệ thông tin vào phục vụ nôngnghiệp, nông thôn, nông dân giai đoạn 2008-2013;

- Có trách nhiệm xây dựng và triển khai, nâng cấp máy tính tại 56 điểm Bưu điện Văn hoá xã.

1.5. Trách nhiệm của Viễn thông Đồng Nai

- Mở rộng mạng lưới đầu tư xây dựng mạng viễn thông băng thông rộng đến năm 2009 và 100% xã có đường truyền ADSL, nơi lưu trữ dữ liệu cũng như các vấn đề liên quan khác.

2. Phân công thực hiện

Hàng năm, Tổ tư vấn có trách nhiệm lập kế hoạch, tham mưu cho lãnh đạo các bên để phối hợp thực hiện chương trình đã đề ra một cách hiệu quả tổ chức đánh giá kết quả, biểu dương, khen thưởng và đề xuất kế hoạch chi tiết./.