00:00 Số lượt truy cập: 2662300

Chữa ngộ độc một số loại thức ăn thường gặp 

Được đăng : 03/11/2016

1. Ngộ độc sắn (mì)

Trong củ sắn có chất glucozid tập trung nhiều ở đầu, đuôi, vỏ củ… vào cơ thể chuyển thành cyanhidric độc, gây ngộ độc cấp tính và suy tụy mãn tính.


Sau khi ăn 4-5 giờ, xuất hiện ngô độc. Người lớn ngộ độc nhẹ hơn, nôn nao, khó chịu, có thể nôn một vài lần, nhức đầu, mệt mỏi, bệnh sẽ đỡ dần. Còn ở người thể trạng yếu, trẻ em, bệnh diễn biến nặng gây co giật mi mắt và cơ mặt, váng đầu, ù tai, nóng mặt, ngứa ngáy, tê tay chân, tê các đầu chi, đau bụng, nôn nhiều, thở nhanh, thở nông, có thể hôn mê, chết.

* Phòng bệnh:

Măng cũng có chứa loại acid độc như ở sắn. Măng ăn cần luộc kỹ, xả bỏ vài nước. Sắn chế biến thành tinh bột, xả kỹ để loại chất độc. Bã cho gia súc ăn, nên nấu lẫn với rau muống, tránh ngộ độc rất hiệu quả. Bột mì cho gia súc ăn sống cũng nên trộn nhiều rau muống tươi thái nhỏ.

* Chữa bệnh

- Nước mía hay nước pha đường (10g trong 100g) cho uống nhiều lần.

- Nước tương, cho uống 150-200ml.

- Cam thảo nam 1 nắm to - rửa sạch, giã nhuyễn, thêm ít nước sôi, vắt nước cốt cho uống, mau giải được chất độc.

Rau muống tươi 100g - rửa sạch, giã nhuyễn, vắt nước cốt cho uống.

- Vỏ đỗ xanh 50g - sắc kỹ, chia nhiều lần cho uống, pha thêm mỗi lần 5g đường.

- Hạt đỗ xanh 100g, giã nát, nấu sôi 15 phút, cho uống ít một, mỗi 20-30 phút/lần, khi bệnh đã đỡ cho ăn cả xác.

2. Ngộ độc dứa (khóm)

Là loại ngộ độc nhanh, xảy ra sau khi ăn 10 phút - 1 giờ. Dứa được trồng phổ biến ở nhiều vùng nông thôn, miền núi, có giá trị dinh dưỡng cao, phục vụ tiêu dùng nội địa và đóng hộp, xuất khẩu. Nấm candida tripocalis phân bố rộng rãi trong đất, kí sinh ở mắt dứa và những chỗ thịt dứa dập nát, nếu gọt bỏ những chỗ này không sạch, người ăn dứa sẽ bị ngộ độc.

Diễn biến ngộ độc dứa nhanh và nặng, nạn nhân mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, choáng váng, mẩn đỏ ngứa khắp người, đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy ồ ạt, có khi phân lẫn máu, mặt tái mét, mạch nhỏ và rất nhanh (120-160 lần/phút), huyết áp tụt (60/40), khó thở, co thắt phế quản, ứ máu trong phổi, có thể mê man, ngạt thở, tử vong.

- Phòng bệnh: Không ăn dứa lúc đói bụng, không ăn nhiều dứa một lần, gọt bỏ sạch các mắt và phần thịt dứa dập ủng. Người có bệnh dị ứng mãn tính, đang có bệnh nấm ngoài da như hắc lào, lang ben thì không nên ăn dứa. Khi ăn dứa nên kiêng tôm, cua, sò, hến… vì dễ kích hoạt lẫn nhau gây dị ứng nặng.

- Chữa ngộ độc dứa:

+ Hẹ 10 củ, lá lốt 30g, húng chanh 30g - rửa sạch, thái nhỏ, giã nguyễn, thêm ít nước chín, vắt nước cốt uống, 3-5 lần/ngày.

+ Vỏ đỗ xanh 50g - sắc uống. Có thể dùng hạt đỗ xanh cả vỏ 20g, giã nhuyễn, thêm nước, vắt nước cốt uống.

+ Sả 100g, hương nhu 50g, ngải cứu 20g - sắc, chia 2-3 lần/ngày.

+ Hoàng bá 8g, hoàng đằng 8g, mộc hương 8g, sâm đại hành 8g - sắc, chia 2 lần uống, 3-5 lần/ngày.

Tác dụng: ức chế các chủng nấm candida, giải ngộ độc dứa.

3. Ngộ độc cà chua xanh

Cà chua xanh chứa độc chất tomatidin, khi ăn nhiều gây nôn mửa, váng đầu, chảy nước dãi, ủ rũ toàn thân, cần được cấp cứu, chữa trị gấp tại bệnh viện.

Cà chua già còn xanh muốn ăn nhiều phải nấu chín, thêm 1 thìa dấm thanh để phá vỡ cấu trúc hóa học của tomatidin, hết độc./.