00:00 Số lượt truy cập: 2661817

Chữa ngộ độc một số loại thực phẩm thông thường 

Được đăng : 03/11/2016

Ngộc độc thức ăn là một loại tai biến rất thường gặp, xảy ra rải rác quanh năm, nhiều nhất là trong mùa nóng bức và ở hầu khắp các địa phương. Ở các thành phố và tụ điểm dân cư đông đúc thường xảy ra các vụ ngộ độc nhiều người do thức ăn nhiễm khuẩn, nhiễm độc tố vi khuẩn hoặc rau quả chứa nhiều lượng thuốc hóa chất trừ sâu,… còn ở nông thôn, vùng xa lại thường lẻ tẻ xảy ra các trường hợp ngộ độc do độc tố trong nấm, sắn mì nhặt, dứa thơm, khoai tây, thịt cóc, cua cá,…


Người nhà, cán bộ y tế cần khẩn trương xác định ngộ độc thức ăn qua các dấu hiệu thường gặp như có nhiều người cùng bị với các triệu chứng giống nhau (ói mửa, đau quặn bụng, tiêu chảy nặng, vật vã, hôn mê…), hay cá nhân có chuyện buồn, cãi nhau,… Chuyển gấp các nạn nhân có dấu hiệu ngộ độc nặng đến bệnh viện cấp cứu, nhớ mang theo ít thức ăn còn thừa, chất nôn của bệnh nhân để các thầy thuốc dễ chuẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời. Chỉ sơ cứu và chữa trị tại nhà các trường hợp ngộ độc nhẹ…

1. Ngộ độc thịt cóc

Thực ra thịt cóc không độc, nhưng do làm thịt không cẩn thận để sót da,mủ, trứng, gan có có chất độc bufotalin gây ngộ độc. Sau khi ăn thịt cóc 1-2 giờ, nạn nhân bắt đầu đau bụng buồn nôn, ói mửa, nhịp tim nhanh, rồi rối loạn nhịp, huyết áp tăng cao rồi tụt thấp, trụy tim mạch, ảo giác, tâm thần, hoang tưởng, rối loạn hô hấp, đôi khi ngừng thở, có thể bị suy thận và bí tiểu…

- Phòng bệnh: Cóc là “thiên địch” của muỗi, bắt muỗi giỏi, có lợi cho con người. Tốt nhất là không nên tận diệt loài cóc. Khi cần chữa cam tích trẻ em, thật thận trọng khi làm thịt cóc, không để sót một tí da, mủ, trứng, gan cóc là an toàn.

- Chữa ngộ độc cóc:

+ Các trường hợp nặng phải đưa cấp cứu tại bệnh viện.

+ Củ riềng 100g - thái lát, sắc kỹ còn 300ml, chia 4-5 lần uống, chữa sớm, hiệu quả tốt.

+ Mồng tơi 50g, rau má 100g - rửa sạch, giã vắt nước cốt cho uống.

+ Hạt mướp 20g, hạt đỗ ván 40g - giã nát, sắc uống.

2. Ngộ độc cá nóc

- Các loài cá nóc phần lớn đều độc. Cá nóc rất dễ nhận biết ở cái bụng căng phồng, da trắng xám hay đốm, tua tủa những gai, tiếng kêu éc éc như lợn (heo). Gan cá có chất độc tetrodoxin, dễ vỡ ra ngấm vào thịt cá, không bị nhiệt phân hủy nên nấu chín thịt vẫn độc mạnh.

Nạn nhân ngộ độc cá nóc bị tê môi - lưỡi, nôn mửa, choáng váng, khó thở, đầu ngón tay - ngón chân tê rần như kiến bò, liệt chi, liệt hô hấp, sau 2 giờ da tím tái, huyết áp tụt, hôn mê, tỷ lệ tử vong rất cao - 60%.

- Chọn bỏ hết cá nóc trong cá ăn của người hay cá vụn cho gia súc. Tuyệt đối không được ăn cá nóc, dù là loài không độc.

- Chữa ngộ độc cá nóc:

+ Các trường hợp nặng cần đưa bệnh viện cấp cứu trong khoảng 1 giờ sau khi có dấu hiệu ngộ độc đầu tiên.

+ Sơ cứu tại nhà:

Đỗ ván sống hạt 10g, đốt thành than lấy 1 thìa cà phê - sắc cho uống, mỗi 20 phút cho uống 1 lần.

Lô căn 20g, đỗ ván trắng 20g, sơn tra 20g, cam thảo 10g –-sắc uống/lần, nhiều lần/ngày.

3. Ngộ độc cá, cua

- Ăn cá lớn như cá nhồng, cá mú, cá hồng đỏ dễ bị ngộ độc hơn là cá nhỏ. Chất độc do một loài vi sinh vật đơn bào kí sinh ở cỏ biển, cá ăn vào bị nhiễm độc… Sau khi ăn cá vài giờ xuất hiện triệu chứng ngộ độc, dạ dày đau dữ dội, có thể bị tê môi - lưỡi - cổ họng, tê ngón tay - ngón chân không biết nóng lạnh, khô miệng, răng lung lay, đau buốt ở cánh tay, chân…

- Phòng bệnh: Nếu ăn thịt cá lớn hay tôm, cua… nên nấu lẫn với hạt đỗ ván, hoặc gia vị lá tía tô, gừng… để ngừa dị ứng, ngộ độc.

- Giải ngộ độc cua, cá:

+ Tía tô 100g, gừng sống 20g - sắc uống hay giã vắt nước cốt uống.

+ Trám trắng 3-5 quả - sắc uống, nhiều lần/ngày.

+ Hạt đỗ ván 20g (hay hạt đỗ xanh) - sắc uống. Hay ăn cháo đỗ xanh.

+ Rau sam 100g - rửa sạch, giã nhuyễn, vắt nước cốt uống.

+ Bí đao 100g - giã nhuyễn, vắt nước cốt uống.

+ Cỏ roi ngựa 50g - sắc uống

+ Búp chè tươi 50g, phèn chua 2g - hãm nước sôi, uống./.