00:00 Số lượt truy cập: 2667855

Đẩy mạnh công tác tập huấn cho nông dân 

Được đăng : 03/11/2016

Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Nông vận - Hội Nông dân Việt Nam phối hợp Hội Nông dân và Sở Khoa học & Công nghệ các tỉnh, thành phố tổ chức tập huấn truy cập Internet, tập huấn Quy trình sản xuất rau quả an toàn theo tiêu chuẩn VIETGAP, Hướng dẫn xây dựng, đánh giá và quản lý dự án khoa học công nghệ quy mô gia trại, trang trại cho nông dân ở các xã, phường thuộc 47 tỉnh, thành phố.


Các ban, đơn vị cơ quan Trung ư­ơng Hội như Ban Tuyên huấn, Ban Dân tộc miền núi, Ban Kinh tế, Ban Xã hội, Trung tâm Môi tr­ường, Trung tâm Dân số - gia đình và trẻ em, Trung tâm Dạy nghề và giới thiệu việc làm, Trung tâm Hỗ trợ nông dân… đều tổ chức tập huấn theo nhiệm vụ được phân công, trong đó tập trung nhiều vào các lĩnh vực kỹ thuật sản xuất nông nghiệp; nước sạch nông thôn và vệ sinh môi trường, chế biến bảo quản nông sản và có hàng triệu lượt người tham gia.

Từ khi được ký kết, các cấp Hội Nông dân Việt Nam ở địa phương, cơ sở đã thường xuyên tổ chức phổ biến, tuyên truyền về Chương trình phối hợp cho cán bộ, hội viên, nông dân. Thực hiện nội dung Chương trình phối hợp, đến nay đã có các tỉnh, thành Hội và Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức ký kết Chương trình phối hợp hoạt động để định ra các hoạt động các hoạt động khoa học và công nghệ cụ thể trong giai đoạn từ 2011 đến 2015 của từng địa phương. Sở Khoa học và Công nghệ 63 tỉnh, thành phố; hàng năm đều có sự phối hợp cấp kinh phí cho Hội Nông dân tỉnh tổ chức tập huấn và xây dựng mô hình khoa học kỹ thuật cho nông dân. Bình quân trong năm, các tỉnh, thành Hội nhận được từ 120 - 150 triệu đồng từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học của tỉnh để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, khảo sát điều tra, tập huấn, hội thảo khoa học, xây dựng các mô hình, dự án; đặc biệt có các tỉnh, thành Hội được bố trí từ 200 - 250 triệu đồng để thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ như tỉnh Bắc Giang, Vĩnh phúc… Đến nay, đã có 52 tỉnh, thành Hội tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác Hội và phong trào nông dân, viết lịch sử phong trào nông dân và tổ chức Hội ở địa phương.

Hội Nông dân các tỉnh, thành phố và Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các ngành liên quan tới nông nghiệp, nông thôn, vệ sinh, môi trường, văn hoá, xã hội… đẩy mạnh công tác vận động, hư­­ớng dẫn, khuyến khích, hỗ trợ để thu hút hội viên, nông dân tích cực tham gia ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo và làm giàu bền vững, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. Bằng phư­­ơng pháp lồng ghép tổ chức các hội nghị, các lớp tập huấn, các lớp dạy nghề, hội thảo “đầu bờ”, các cuộc sinh hoạt chi, tổ Hội, câu lạc bộ nông dân, các điểm trình diễn kỹ thuật để phổ biến, cung cấp các thông tin, kiến thức về khoa và công nghệ, các mô hình, điển hình tiên tiến, kinh nghiệm sản xuất cho nông dân. Phối hợp các ngành mở các lớp tập huấn khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến ngư, tin học, truy cập mạng cho nông dân. Đồng thời tổ chức phổ biến tuyên truyền qua các hoạt động văn hoá, trên các phương tiện thông tin đại chúng nh­­ư phát thanh, truyền hình, báo chí, thông tin, cổ động, áp phích, tờ rơi… Hầu hết các tỉnh, thành Hội đều tổ chức tốt “Hội thi Nhà Nông đua tài” ở cả 3 cấp từ cơ sở đến huyện, thị; tỉnh, thành với các nội dung về ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt chăn nuôi dưới hình thức “sân khấu” hóa. Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức thi cấp khu vực, bán kết và chung kết. Đặc biệt đến vòng bán kết, chung kết đã tổ chức quay trực tiếp và phát sóng trên đài truyền hình trung ương. Các cấp Hội đã có nhiều sáng kiến tổ chức các hội nghị nông dân sản xuất kinh doanh giỏi để tuyên dương các hộ nông dân tiên tiến, xuất sắc trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào phát triển sản xuất, làm giàu chính đáng. Tháng 4 năm 2012, Trung ương Hội đã tổ chức hội nghị đại biểu vinh danh các hộ sản xuất kinh doanh giỏi, có sự tham gia của 309 đại biểu đến từ 63 tỉnh, thành Hội. Thông qua hội nghị này, toàn bộ thông tin về kinh nghiệm làm giàu của các hộ được chuyển tải đến hội viên nông dân cả nước. Triển khai có hiệu quả dự án “Hướng dẫn người nghèo cách làm ăn và khuyến nông, khuyến lâm” ở các xã đặc biệt khó khăn, giúp cho hộ nông dân nghèo biết làm ăn, tổ chức các Câu lạc bộ khoa học kỹ thuật nông dân, dân số - kế hoạch hoá gia đình. Nhiều tỉnh đã tham gia vào các dự án xoá đói, giảm nghèo; ứng dụng, chuyển giao các mô hình khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, vệ sinh, môi trường, dân số… của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội địa phương.

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức xây dựng và phát hành:

- Cuốn sách “Canh tác ngô bền vững trên đất dốc với hàng chắn cây xanh”

Nội dung: phổ biến kiến thức và kinh nghiệm của nông dân ở vùng đồi, núi canh tác ngô kết hợp với trồng cây xanh làm hàng chắn để tăng độ che phủ cho đất, giảm xói mòn, rửatrôi đất, tăng chất hữu cơ và đạm cho đất thêm màu mỡ, giảm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất ngô trên đất dốc.

Đối tượng phát hành: 48 Hội Nông dân tỉnh; 386 Hội Nông dân huyện; 3302 Hội Nông dân xã, 3302 chi Hội Nông dân (chi Hội điển hình trong HND xã); 3302 điểm bưu điện văn hóa xã, nộp lưu chiểu và gửi các cơ quan quản lý theo quy định. Số lượng phát hành: 10.400 cuốn.

- Cuốn sách “Kỹ thuật trồng ngô trên đất dốc”

Nội dung: Phổ biến kiến thức và kinh nghiệm của nông dân ở vùng đồi, núi canh tác ngô, đảm bảo nâng cao năng suất cây ngô, giảm thiểu xói mòn cho đất, giảm rửa trôi đất, tăng chất hữu cơ và đạm cho đất thêm màu mỡ, giảm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất ngô trên đất dốc.

Đối tượng phát hành (không thu tiền): 48 Hội Nông dân tỉnh; 386 Hội Nông dân huyện; 3302 Hội Nông dân xã, 3302 chi Hội Nông dân; 3302 điểm bưu điện văn hóa xã, nộp lưu chiểu và gửi các cơ quan quản lý theo quy định. Số lượng phát hành: 10.400 cuốn.

Trong công tác vận động, hướng dẫn, khuyến khích, hỗ trợ hội viên, nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã quan tâm đến vai trò của các chi, tổ Hội, câu lạc bộ nông dân; các nông dân sản xuất kinh doanh giỏi; cán bộ khuyến nông tự nguyện; các hình thức “đỡ đầu” của các tổ chức khoa học công nghệ, các ngành có liên quan đến khoa học công nghệ và nông nghiệp, nông thôn.

Tất cả 63 tỉnh, thành Hội đều có trang tuyên truyền công tác Hội và phong trào nông dân trong đó có nội dung liên quan phổ biến khoa học công nghệ trên Báo và Đài PT-TH địa phư­ơng. Hầu hết các tỉnh, thành Hội đã có Bản tin Công tác Hội thư­ờng kỳ, trong đó có chuyên mục phổ biến KHKT cho hội viên, nông dân và phát hành 720 ngàn cuốn. Tính đến nay, cả nước đã có 2231 Câu lạc bộ Khoa học kỹ thuật Nhà nông do Hội Nông dân tổ chức thành lập và trực tiếp giúp đỡ. Thông qua các Câu lạc bộ, đã tập hợp được những hội viên nông dân cùng sở thích để cùng nhau bàn bạc và liên kết trong quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt có một số Câu lạc bộ đã chuyển thành Hợp tác xã kinh doanh và dịch vụ có nhiều cổ đông tham gia với nòng cốt là cán bộ chi tổ Hội và hội viên nông dân./.