00:00 Số lượt truy cập: 2668410

Gắn kết nông dân sản xuất chè với thị trường nội địa và xuất khẩu 

Được đăng : 03/11/2016
LTS: Trung tâm nghiên cứu Khoa học nông vận TW Hội NDVN đã tổ chức Hội thảo khoa học nghiên cứu về gắn kết nông dân sản xuất nhỏ với thị trường trong lĩnh vực nông dân sản xuất chè. Các đại biểu đã có nhiều tham luận trao đổ trong cuộc Hội thảo. Ban biên tập bản tin “ Khoa học với nhà nông” trình đăng một số ý kiến của các đại biểu để bạn đọc tham khảo.

·Đồng chí Nguyễn Thị Ngà - Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên:

“Cần có những chính sách đầu tư hợp lý cho sản xuất chè củaThái Nguyên”

 

Thái nguyên là tỉnh có diện tích chè, sản lượng chè đứng thứ 2 toàn quốc (sau tỉnh Lâm Đồng); chất lượng chè của Thái Nguyên nổi tiếng thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Từ năm 2000 đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chính sách đầu tư phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè cho hộ nông dân và coi tổ chức cá nhân trồng chè trên địa bàn tỉnh. Các chính sách đầu tư của tỉnh trong các giai đoạn 2000 – 2005 và giai đoạn 2006 – 2010.

Sau gần 10 năm thực hiện chính sách đầu tư của tỉnh cho sản xuất chè đã đạt được những thành tựu như: Các chính sách đầu tư của tỉnh đã thực sự tạo nên sự chuyển biến cho nông dân trong việc ứng dụng KHKT từ khâu giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thâm canh, chế biến chè, chất lượng chè trong tỉnh đã được nâng lên, đã xây dựng được nhãn hiều Chè Thài nguyên và các thươn ghiệu: Chè Tân Cương, chè La Bằng, chè Trại Cói nổi tiếng trong nước và xuất khẩu….Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất chè của Thái Nguyên vẫn còn những hạn chế trong cơ chế thực hiện công nghệ sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm đảm bảo an toàn, thông tin, thị trường, v.v. Chính những mặt hạn chế này đã giảm sự đầu tư và phát triển nghành chè của tỉnh. Để khuyến khích các hộ trồng chè ổn định, yên tâm đầu tư nhiều năm trong các giai đoạn đưa sản phẩm chè Thái Nguyên có vị thế trên thị trường trong nước và thế giới, theo tôi, Nhà nước cần phải có những chính sách trong thời gian tới.

Về đầu tư vốn: tất cả các đổi tượng tham gia sản xuất chè đã được vay vốn để đầu tư cho sản xuất và kinh doanh, trong đóđầu tư vốn XDCB cho vùng chè chủ yếu từ vốn ngân sách Nhà nước. Ap dụng chính sách vốn ưu đãi cho đầu tư trồng mới, đổi mới công nghệ, xúc tiến thương mại về xây dựng phát triển thương hiệu….

Nhà nước cần có chính sách đầu tư trực tiếp cho người sản xuất, chếbiến chè, hỗ trợ cho người trồng chè bằng giồng chè mới, chất lượng cao; Hỗ trợ phá bỏ chè cũ để trồng giống chè mới, trồng thay thế nương chè cũ, chè thâm canh năng xuất cao với lãi xuất ưu đãi. Đồng thời miễn thuế đối với các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh, dịch vụ trồng chè mới. Ưu đãi nhập thiết bị, máy móc công nghệ cao, vật tư phù hợp cho các hộ gia đình, doanh nghiệp sản xuấtchè. Khuyến khích các hộ tư nhân, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu chè an toàn, chất lượng cao.

Cần phải có chính sách đầu tư KH – KT cho phát triển trồng chè bằng các hình thức hợp tác với cácviện nghiên cứu, trường đại học để nghiên cứu đầu tư giống mới, quy trình công nghệ chế biến chè, sản xuất các thiết bị máy móc chế biến chè. ..Đầu tư xây dựng khu trang trại chè khép kín tự sản xuất, chế biến, tiêu thụ. Đưa cơ giới hoá vào sản xuất giảm lao động thủ công. Xây dựng thương hiệu chè cho từng vùng, tạo sản phẩm có uy tín trong tiêu dùng trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Tăng cường trao đổi, học tập, tham quan kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuấtvà chế biến. Tổ chức quảng bá, giới thiệu sản phẩm bằng hình thức hội chợ, triển lãm, tuần văn hoá chè…Thị sát chọn thị trường, đối tác để nhập thiết bị sản xuất chè tiên tiến, công nghệ cao bảo đảm mẫu mã chè đa dạng, phong phú…

  • Đồng chí Nghiêm Phú Mạnh - Phó Vụ trưởng Vụ Đoàn thể - Văn phòng Chính Phủ:

Hội thảo lần này mang nhiều ý nghĩa to lớn nhằm kiểm chứng hiệu quả chính sách sản xuất, kinh doanh chè mà chính phủ và Bộ NN & PTNT đã ban hành từ giai đoạn năm 2000-2010. Chè là cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu đứng thứ 4 của Nhà nước ta. Trong những năm qua, diện tích trồng chè của cả nước ta tăng gần 14,9% so với 5 năm trước đây. Các vùng trồng chè tập trung là vùng Đông Bắc (11 tỉnh) diện tích 81,3 ngàn ha chiếm 78,8%; Tây Bắc (4 tỉnh) chiếm 9,9%; Bắc Trung Bộ (4 tỉnh) chiếm 8,2%. Cùng với diện tích chè mở rộng là nhiều chính sách cụ thể phát triển chè sản xuất, chế biến chè đạt tiêu chuẩn chất lượng cao GAP của nhà nước ban hành đã thúc đẩy sản xuất của đơn vị, địa phương, hộ nông dân sản xuất, kinh doanh chè phát triển. Tuy nhiên sản phẩm từ chè của hộ gia đình, nông dân chưa được phong phú, đa dạng, hạn chế về mẫu mã, thương hiệu nên chưa đủ sức để cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Đối với các đơn vị doanh nghiệp sản xuất chè, tuy sản xuất chè phát triển nhưng thương hiệu, cạnh tranh xuất khẩu chưa ổn định. Ta thử tính xem, doanh nghiệp chè Ô Long ở Lâm Đồng là vùng chè của Tây Nguyên, so với chè vùng Đông Bắc nước ta: Thái Nguyên, Hà Giang… thì chè ở Lâm Đồng chất lượng còn hạn chế nhiều nhưng doanh nghiệp chè Ô Long đã biết nắm thời cơ, sở thích của khách hàng để chế biến thành chè Ô Long là sản phẩm mới, đáp ứng được sở thích, nhu cầu dùng chè của cả nước, đã xuất khẩu ra thị trường thế giới, đạt giá trị rất cao. Vậy đối với các địa phương nổi tiếng về chè ở vùng Đông Bắc; Tây Bắc nước ta cần phải có những đột phá để đạt được những sản phẩm chè giá trị cao về xuất khẩu như Ô Long của Lâm Đồng.

Để tìm hướng đi về chè cho các doanh nghiệp và hộ sản xuất chè ở các tỉnh phía Bắc, trước tiên phải có sự can thiệp của Nhà nước, cơ quan chuyên trách, Bộ NN & PTNT, đó là ban hành các chính sách, sửa đổi một số chính sách trước đây giờ thực hiện không phù hợp. Sau đó, các đơn vị, cá nhân, hộ sản xuất chè phải đầu tư, ứng dụng khoa học - công nghệ, thực hiện nghiêm ngặt các qui trình từ giống chè, trồng chè, chăm sóc, thu hoạch đến chế biến, mẫu mã thương mại, bán hàng… Xây dựng thương hiệu và sản phẩm đặc biệt về chè, thu hút khách hàng, mở rộng thị trường, có như vậy người sản xuất chè mới yên tâm ổn định, đầu tư sản xuất chè và hưởng lợi chính đáng, làm giàu được…/.

·Đồng chí Trương Văn Lục - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên:

Xã Hóa Trung có diện tích trồng chè nhiều hơn diện tích trồng lúa từ những năm 90 trở về trước, những hộ sản xuất chè trong xã lên ngôi. Nhưng từ năm 2000 về sau này, do có nhiều lí do nên hộ sản xuất chè giảm. Cây chè ở xã Hóa Trung được coi là cây xóa đói giảm nghèo. Đảng ủy, Hội đồng nhân dân xã luôn đề ra phương hướng, nhiệm vụ để khuyến khích hộ nông dân phát triển chè.

Thực trạng phát triển chè ở địa phương chúng tôi: ở những năm gần đây diện thích trồng chè giảm. Số hộ sản xuất chè ít hơn là do những nguyên nhân chính: giá cả vật tư, phân bón, thuốc BVTV, phòng trừ sâu bệnh quá cao, việc thu mua chè của doanh nghiệp, đơn vị chỉ theo cảm tính mà chưa đi vào tiêu chuẩn kỹ thuật từ gốc: khâu trồng chè, chăm bón, thu hoạch sản phẩm. Nên có tình trạng hộ nông dân trồng chè đúng kỹ thuật, chất lượng chè đảm bảo an toàn, giá thu mua lại thấp hơn chè trồng có tác động của hóa chất, phân đạm tạo hình thức chè đẹp hơn. Mặt khác, giá trị thu nhập của người trồng chè quá thấp so với công làm thuê, lao động phổ thông. Vì những lẽ đó, sản xuất chè chưa được đầu tư đúng mức.

Phải nói rằng, các hộ trồng chè ở Hóa Trung đảm bảo chất lượng chè an toàn và tốt. Đã có những thương lái tư nhân thu gom hàng cung cấp cho thị trường ở thành phố, vào miền Trung, miền Nam. Do vậy là người sản xuất chè luôn đặt nhiều câu hỏi, tự chúng tôi không trả lời được, phải là các cơ quan nhà nước có chế tài, ban hành các cơ chế, chính sách. Chúng tôi là cán bộ cơ sở, muốn đề đạt với Hội nghị và cán bộ cấp trên những vấn đề bức xúc, đảm bảo quyền lợi cho các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh chè./.