00:00 Số lượt truy cập: 2668683

Giảm nghèo thông qua phát triển chăn nuôi 

Được đăng : 03/11/2016
Dư án Giảm nghèo thông qua phát triển chăn nuôi (PALD)

Ngân sách
(01/2005–12/2007)
CHF 984.000 (khoảng USD 787.000)

Cơ quan chủ quản
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD) – Việt Nam

Đối tác
Viện Chăn nuôi (NIAH), ủy ban Nhân dân tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái và Sơn La, Trạm thú y, Ngân hàng, Hội Phụ nữ, Thú y viên

Cơ quan thực hiện
Tổ chức Nông nghiệp và Thú y không biên giới (VSF–CICDA)

Địa điểm dự án
6 huyện miền núi lân cận (Thanh Sơn, Yên Lập, Phù Yên, Bắc Yên, Trạm Tấu, Văn Chấn) của 3 tỉnh (Phú Thọ, Sơn La, và Yên Bái)

Bối cảnh
Ảnh hưởng của công cuộc đổi mới kinh tế do Chính phủ Việt Nam thực hiện vào những năm 80 và 90 đã mang lại nhiều thuận lợi cho vùng đồng bằng hơn vùng miền núi – vùng nghèo nhất đất nước. Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo của Chính phủ đã xác định phát triển chăn nuôi là một trong những ưu tiên hàng đầu để giảm nghèo đói.

Dự án PALD là dự án dựa trên những kinh nghiệm của tổ chức VSF rút ra từ các dự án thực hiện tại tỉnh Phú Thọ và Thái Nguyên. Hai dự án này cho thấy việc tăng cường năng lực cho công tác thú y có thể hỗ trợ nông dân có được khoản đầu tư nhỏ để chăn nuôi lợn. Dựa trên những kinh nghiệm đó, dự án mới này sẽ hợp tác rộng hơn với các đơn vị cung cấp dịch vụ thú y quốc doanh và tư nhân ở qui mô lớn hơn (143 xã và 6 huyện) để tạo điểu kiện cho các Nhóm Nông dân cùng sở thích phát triển chăn nuôi gia cầm và lợn.

Mục tiêu chung
Tăng thu nhập cho nông dân bằng cách tăng cường các dịch vụ chăn nuôi và hệ thống sản xuất chăn nuôi hợp lý, bền vững và có thể nhân rộng được.

Mục tiêu cụ thể

  • Nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc lập kế hoạch chăn nuôi và cung cấp dịch vụ chăn nuôi tại cấp huyện và xã;
  • Tăng thu nhập cho nông dân thông qua việc áp dụng những phương pháp và kỹ thuật chăn nuôi lợn tiên tiến và tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn với những dịch vụ liên quan đến chăn nuôi;
  • Tăng thu nhập cho nông dân thông qua việc áp dụng những phương pháp và kỹ thuật chăn nuôi gia cầm tiên tiến và tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn với những dịch vụ liên quan đến chăn nuôi;
  • Tham gia hoạch định chính sách tốt hơn thông qua việc phổ biến phương pháp, và những bài học kinh nghiệm thu được tại thực địa ở cấp huyện, tỉnh và quốc gia.

Phương pháp tiếp cận
Dự án PALD được thực hiện để cải thiện hệ thống chăn nuôi qui mô nhỏ cũng như xây dựng năng lực cho các dịch vụ chăn nuôi hỗ trợ hệ thống chăn nuôi. Phương pháp tiếp cận theo đề xuất kết hợp giữa việc tiến hành các cuộc khảo sát có liên quan trước khi thiết kế các Kế hoạch Phát triển Chăn nuôi cấp huyện với việc thực hiện Kế hoạch đó ở cấp xã. Dự án đặc biệt chú trọng đến sự tham gia và tính bổ trợ lẫn nhau của tất cả các đối tác có liên quan ở cấp huyện và xã (dịch vụ thú y và dịch vụ khuyến nông cấp huyện, Hội phụ nữ, các trại và những người sản xuất chăn nuôi nhỏ lẻ).

Kết quả đã đạt được và kết quả mong đợi
Về mặt giảm nghèo, dự án PALD hi vọng sẽ tăng thu nhập cho 6.000 hộ nông dân ở vùng miền núi. Về mặt xây dựng năng lực, hi vọng mỗi huyện sẽ xác định và sử dụng kế hoạch phát triển chăn nuôi, để giải quyết tình hình sản xuất, thị trường và các vấn đề liên quan đến dịch vụ. Dự án cũng hi vọng các dịch vụ thú y hỗ trợ tốt hơn cho nông dân.

Địa chỉ liên hệ
Cố vấn trưởng kỹ thuật  
PALD – VSF-CICDA   
67, Tô Ngọc Vân, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam 
Tel. :     + 84 4 719 74 57 (ext 0)  
Fax :     + 84 4 718 31 21  
E-mail:  ebaudran@avsf.org