00:00 Số lượt truy cập: 2663033

Hậu Giang: Xây dựng nhiều mô hình chuyển giao KHKT cho hội viên, nông dân 

Được đăng : 03/11/2016

Sau gần 3 năm triển khai thực hiện, Hội Nông dân phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào thực tiễn đời sống sản xuất nông nghiệp thông qua các đề tài, dự án và các mô hình sản xuất hiệu quả và thiết thực với người dân, từ đó nông dân đang từng bước thay đổi dần tập quán canh tác truyền thống sang áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nông thôn mới của tỉnh giai đoạn 2011-2015.


Hai bên đã tổ chức tập huấn văn bản khoa học công nghệ cho 1.190 lượt cán bộ, hội viên nông dân dự. Cung cấp cho cán bộ, hội viên nông dân gần 15.840 các ấn phẩm KHCN hàng tháng gồm: Bản tin, Thông tin phục vụ công tác quản lý KHCN, Tạp chí hoạt động KHCN,…). Hàng tháng đều thực hiện các phim khoa học giới thiệu các tiến bộ KHKT và hướng dẫn nông dân áp dụng phát trên Đài PTTH tỉnh và làm tài liệu tuyên truyền cho nông dân. Cung cấp khoảng 2.000 tài liệu kỹ thuật cho nông dân sản xuất nông nghiệp như: trồng khóm Queen “Cầu Đúc” sạch bệnh; kỹ thuật trồng ca cao; trồng nấm ăn và nấm dược liệu, kỹ thuật trồng khóm Queen “Cầu Đúc” theo tiêu chuẩn VietGAP. Cung cấp 300 đĩa CD tài liệu về kỹ thuật trồng Ca Cao và Kỹ thuật Trồng khóm Queen “Cầu Đúc” sạch bệnh cho cán bộ và nông dân trong tỉnh. Tổ chức 12 cuộc tập huấn, hội thảo/năm giới thiệu các tiến bộ KHKT cho nông dân (thông qua các đề tài, dự án, … triển khai trên địa bàn tỉnh Hậu Giang). Xây dựng 02 mô hình (01 mô hình trong cánh đồng mẫu lớn tỉnh quản lý và 01 mô hình trong cánh đồng mẫu lớn của huyện quản lý) sản xuất chế phẩm nấm xanh từ gạo để quản lý rầu nâu hại lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Xây dựngmô hình 50 ha Khóm Queen “Cầu Đúc” đạt tiêu chuẩn VietGAP và mô hình sản xuất phân hữu cơ sinh học qui mô công suất 2 tấn/giờ nhằm cải tạo đất canh tác bạc màu lâu năm và giảm chi phí phân bón vô cơ. Xây dựng mô hình trồng dừa uống nước trồng xen với vườn tạp và vườn cây ăn trái kém hiệu quả, qui mô diện tích 10 ha. Xây dựng mô hình chuyên canh lúa (30 ha) và mía (15 ha) có ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới như: 1 phải 5 giảm, công nghệ sinh thái, sử dụng chế phẩm nấm xanh quản lý dịch hại, cải tạo đất phèn,…

Mở rộngmô hình trồng ca cao cải tạo vườn tạp với qui mô diện tích 90 hatrồng cây Cacao và 30 ha trồng khóm Cầu Đúc sạch bệnh. Mở rộng mô hình trồng nấm ăn và nấm dược liệu với 30 hộ dân/50.000 bịch phôi.

Ngoài ra, mỗi năm đưa khoảng 100 lượtcán bộ, hội viên nông dân đi tham quan các mô hình sản xuất hiệu quả tại các tỉnh như tham quan mô hình sản xuất rau quả theo tiêu chuẩn VietGAP tại Tiền Giang và Vĩnh Long; trồng nấm ăn và nấm dược liệu, ... Đồng thời, lựa chọn cán bộ, hội viên nông dân tham gia thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, cấp Bộ do Trung tâmthông tin và ứng dụng KHCN làm cơ quan chủ trì, kết hợp với việc đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho hội viên nông dân./.