00:00 Số lượt truy cập: 2662719

Hội NDVN: Hiệu quả Chương trình phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ 

Được đăng : 03/11/2016

Thời gian qua, Trung ương Hội đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra Hội Nông dân và Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố tổ chức ký kết chương trình phối hợp hoạt động cụ thể, thiết thực phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương trên cơ sở nội dung của Chương trình phối hợp và hướng dẫn tổ chức thực hiện của hai ngành.


Thời gian qua, Trung ương Hội đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra Hội Nông dân và Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố tổ chức ký kết chương trình phối hợp hoạt động cụ thể, thiết thực phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương trên cơ sở nội dung của Chương trình phối hợp và hướng dẫn tổ chức thực hiện của hai ngành.

Đến nay, 61tỉnh, thành Hội Nông dân và Sở Khoa học và Công nghệ đã ký kết Chương trình phối hợp hoạt động. Nội dung phối hợp đều liên quan tới việc tuyên truyền về vị trí, vai trò của khoa học và công nghệ đối với sản xuất và đời sống; tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật, xây dựng mô hình và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; vệ sinh, môi trường, văn hoá, xã hội.

Trên cơ sở chương trình đã được ký kết, hàng năm các Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp, tạo điều kiện kinh phí cho Hội Nông dân tỉnh tổ chức tập huấn và xây dựng mô hình khoa học kỹ thuật cho nông dân. Bình quân mỗi năm các tỉnh, thành Hội nhận được từ 80 -90 triệu đồng từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học của tỉnh, thành để trực tiếp thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, khảo sát điều tra, tập huấn, hội thảo khoa học, xây dựng các mô hình, dự án; đặc biệt có các tỉnh, thành Hội được bố trí từ 200 - 250 triệu đồng/năm như Hà Nội, Nam Định, Gia Lai, Lai Châu, Bắc Giang. Nhiều tỉnh, thành Hội đã đi vào tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác Hội và phong trào nông dân, viết lịch sử phong trào nông dân và tổ chức Hội ở địa phương.

- Tổ chức tập huấn, xây dựng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ cho nông dân, đã tập huấn hàng trăm lớp cho trên 3 triệu cán bộ, hội viên nông dân về phương pháp xây dựng, đánh giá và quản lý dự án trang trại; xây dựng Câu lạc bộ Khoa học kỹ thuật nhà nông; kỹ thuật soạn thảo văn bản trên máy vi tính; phương pháp truy cập và khai thác mạng Internet...

Xây dựng thí điểm hơn 300 mô hình ứng dụng CNTT của nông dân tại các xã, phường dưới hình thức các câu lạc bộ Khoa học kỹ thuật nhà nông - Điểm truy cập Internet. Mỗi Câu lạc bộ Khoa học kỹ thuật nhà nông ở cơ sở được trang bị 1 máy vi tính nối mạng. Tại các Câu lạc bộ này, trên 1.000 thành viên được tổ chức tập huấn, đào tạo sử dụng máy vi tính và khai thác, sử dụng mạng Internet. Phối hợp với Viện Chiến lược và Chính sách, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kết nối thông tin giá cả vật tư nông nghiệp, hàng hóa nông sản, tình hình dịch bệnh tại 13 tỉnh trên 7 vùng kinh tế, với mỗi tỉnh 3 điểm (2 xã và 1 chợ đầu mối).

Xây dựng các dự án: Mô hình lai giống bò U ở Hà Giang với bò bản địa ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang; Mô hình lai bảo tồn và nhân giống lợn địa phương miền núi phía Bắc ở Tuyên Quang, Phú Thọ; Mô hình lợn rừng lai ở Bắc Giang, Hoà Bình; Trồng mây dưới tán cây lâm nghiệp ở Vĩnh phúc; Trồng hoa trong nhà lưới ở Bắc Ninh với tổng mức kinh phí là 1.645.000.000 đồng (Một tỷ sáu trăm bốn mươi lăm triệu đồng).

- Công tác tổ chức đánh giá kết quả Chương trình phối hợp hàng năm:

Để đánh giá kết quả thực hiện Chương trình, hàng năm Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND các tỉnh tổ chức các hội nghị, hội thảo về kinh nghiệm, phương pháp, kết quả tổ chức thực hiện phối hợp giữa Sở Khoa học và Công nghệ với Hội Nông dân các tỉnh, thành phố theo vùng miền tại các tỉnh Lai Châu, An Giang, Gia Lai,Đồng Nai và Thái Nguyên...

Việc tổ chức các hội nghị đều đặn hàng năm tại nhiều vùng miền cho thấy Trung ương Hội và Bộ Khoa học và Công nghệ đã thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra Hội Nông dân và Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình. Các kết luận của hội nghị tiếp tục bổ sung và cụ thể hoá nội dung cho Chư­ơng trình phối hợp đã ký, đáp ứng kịp thời những vấn đề của cuộc sống đặt ra và có tác động rất lớn trong việc tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về khoa học công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) có Nghị quyết Số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Bộ Khoa học và Công nghệ đã bố trí ngân sách cho Hội Nông dân Việt Nam thực hiện Nghị quyết.

Chương trình phối hợp cũng đã tổ chức tập huấn về phương pháp xây dựng nhiệm vụ khoa học công nghệ hằng năm và định hướng nhiều năm cho Hội Nông dân các tỉnh, thành phố; các ban, đơn vị cơ quan Trung ương Hội nhằm hướng dẫn cách thức xác định kế hoạch nhiệm vụ khoa học công nghệ theo quy định. Đồng thời hướng dẫn xây dựng nội dung kế hoạch, tổ chức thực hiện Chương trình hàng năm./.