00:00 Số lượt truy cập: 2637601

Hội Nông dân - Sở KH & CN Gia Lai: Phối hợp hiệu quả 

Được đăng : 03/11/2016

Phát huy kết quả phối hợp giữa hai ngành giai đoạn I (2005-2011) đã đạt được trong những năm qua. Năm 2013, hai ngành đã tổ chức được nhiều cuộc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân.


Hai ngành đã triển khai 4 mô hình dự án khuyến nông cho hội viên nông dân bằng nguồn vốn sự nghiệp, hỗ trợ 100% về vật tư và con giống cho 20 hộ với tổng kinh phí 378 triệu đồng. Tại huyện Chư păh thực hiện Mô hình nuôi Nhím với số tiền 87 triệu đồng cho 3 hộ, mỗi hộ được hỗ trợ 2 con giống. Tại huyện Đức Cơ thực hiện Mô hình nuôi Dê Bách Thảo với số tiền 86 triệu đồng cho 7 hộ, mỗi hộ được hỗ trợ 3 con giống. Tại huyện Ia Grai thực hiện Mô hình nuôi cá nước ngọt, với số tiền 86 triệu đồng cho 5 hộ. Tại huyện Mang Yang là Mô hình nuôi heo rừng với số tiền 86 triệu, hỗ trợ cho 5 hộ, mỗi hộ 3 con giống. Bốn dự án trên được triển khai từ tháng 8 năm 2013, đến nay 4 dự án này đang phát huy hiệu quả, các hộ tham gia thực hiện dự án đến đều phấn khởi, quan tâm chăm lo đến sản xuất, chăn nuôi có hiệu quả, có khả năng nhân rộng mô hình trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, hai cơ quan đã phối hợp tuyển chọn nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật công cụ sản xuất để tham gia các Hội thi trong và ngoài tỉnh. Kết quả trong năm 2013, đã gửi 02 tác phẩm của ông Đỗ Đức Quang đó là: cải tiến máy thu hoạch cà phê và Máy đào – xới bồn cà phê tham dự cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật khoa học nhà nông” do Trung ương Hội tổ chức.

Công tác tập huấn chuyển giao KHKT cho nông dân được các cấp Hội quan tâm phối hợp thường xuyên tổ chức tập huấn lồng ghép các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, IPM, ICM … cho 2.978 lượt hội viên nông dân. Trong năm, các cấp Hội phối hợp với Sở Khoa học – Công nghệ của tỉnh, huyện tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc trong nông nghiệp cho hội viên nông dân, từ đó mà có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật từ thực tiễn mà hội viên nông áp dụng vào sản xuất nông nghiệp như công nghệ làm phân vi sinh từ vỏ cà phê, lên men rượu, công nghệ nuôi trồng nấm…có hiệu quả, đã góp phần xóa đói giảm nghèo trong hội viên nông dân và thực hiện tốt công tác chính trị của địa phương làm giảm tỷ lệ nghèo chung của tỉnh.

Tuy vậy, chương trình phối hợp giữa hai ngành còn một số hạn chế đó là: Nguồn kinh phí cấp cho sự nghiệp, đầu tư cho các mô hình hạn chế nên việc áp dụng triển khai các mô hình nhân rộng không thực hiện được, vẫn giữ ở mức thử nghiệm mô hình điểm. Thời gian tới, hai ngành tiếp tục triển khai các mô hình, các đề tài đã được nghiệm thu để chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hội viên nông dân áp dụng vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả./.