00:00 Số lượt truy cập: 2637313

Hỏi đáp về nuôi Giun làm thức ăn cho gà, vịt 

Được đăng : 03/11/2016
Hỏi: Tôi muốn nuôi Giun làm thức ăn cho gà, vịt đề nghị các Nhà khoa học cho biết nên nuôi loại giun nào, kỹ thuật nuôi, nới mua được giống tốt? Xin chân thành cảm ơn. Bùi Đình Duy - Tân Lạc - Hoà Bình.


Trả lời: Xin chào Bạn Duy và các bạn quan tâm đến vấn đề này. Giun (hay còn gọi là giun) là nguồn thức ăn giàu đạm tại chổ cho hầu hết các con vật nuôi trong gia đình chúng ta, đồng thời cũng là nguồn cung cấp phân bón hữu cơ quí báo cho cây trồng. Nuôi giun đất tuy là một nghề mới phát triển nhưng rất hữu ích và phù hợp với điều kiện của mọi gia đình.

1. Ở nước ta giống và chủng lọai giun rất phong phú, song nuôi gium làm thức ăn cho gà, vịt bạn nên chọn loại gium Quế. Giun quế sinh sản rất nhanh, dễ nuôi, cho năng suất cao và thích hợp với từng vùng nhiệt đới và có hạm lượng đạm khá cao.

2. Kỹ thuật nuôi giun Quế:
a. Chuẩn bị chuồng nuôi: Chuồng nuôi thường dùng theo dạng luống và dạng hộp (dạng hộp chủ yếu dùng trong trường hợp diện tích chật ) và nên bố trí dưới tàn cây bóng mát hoặc dưới hàng cây cao su càng tốt vì đảm bảo được độ ẩm thích hợp vào mùa nắng nóng. Đối với Nhà nông nên nuôi theo dạng luống, luống nuôi giun nên xây bằng gạch với khích thước luống tuỳ độ dài của mặt bằng, chiều rộng từ 1,5 - 2,0m, chiều cao từ 25-40cm. Đáy của luống nuôi chúng ta lót 1 lớp vữa ba ta (ximăng, vôi, cát) khoảng 4cm để tránh run chui xuống đất. Mái che tốt nhất nên che mái bằng lá là hợp lý nhất. Tuy nhiên nếu ta làm chuồng dưới tàn cây bóng mát thì có thể lợp mái bằng bất cứ vật liệu gì cũng được.
Với chuồng nuôi giun 50m2, có khích thước 5m x 5m, bề ngang 5m ta xây thành 2 luống mỗi luống 2m và chừa đường đi ở giữa 1m.

b. Dụng cụ nuôi giun: Cây chĩa có răng là dụng cụ dùng để xới, thu họach và chăm sóc giun, không dùng các dụng cụ khác có thể làm giung bị thương; Tấm che phủ thường làm bằng bao tải hoặc bao chiếu. Đặc điểm của giun là ăn cạn và tối. Do đó người ta dùng tấm che phủ thường để tạo bóng tối cho bề mặt luống giun để giun liên tục ở bề mặt ăn thức ăn. Mặt khác cũng dùng để giữ độ ẩm cho luống giun; Thùng tưới nước trường hợp không có, có thể dùng tay vẫy nước qua rổ, sảo.

c. Chất nền: Là yếu tố quan trọng cho giun trong thời gian đầu sinh sống, là nơi trú ẩn khi giun tiếp xúc với môi trường mới và phải đạt các yếu tố sau: tơi xốp, sạch, giàu dinh dưỡng... nếu chúng ta thả giống bằng sinh khối thì không cần thả chất nền mà nên bỏ trực tiếp phân bò lên luống.

d. Mật độ thả: Mật độ thả quyết định năng suất thu họach. Mật độ thích hợp khoảng 0,8 - 1 kg/m2, nghĩa là vào khoảng 8 ngàn đến 1 vạn cá thể/m2 mới đảm bảo được sau 30 ngày cho 1 lần thu họach với năng suất 12 - 15 kg/m2, tương đương với 120 - 150 tấn giun/ha. Nếu ta có đầy đủ nguồn thức ăn có thể rút ngắn chu kỳ thu họach là 20 ngày. Ngòai ra, giun đất còn cần chất mùn làm nhà ở. Đất mùn có thể làm từ phân động vật và rác độn đem ủ oai, thời gian ủ từ 20 - 30 ngày. Sau khi ủ, phân có màu nâu và hết mùi, lúc đó ta xổ đống phân ra bầm nhỏ và đổ vào luống để làm nền, thường thì lớp chất mùn trên luống giun cao từ 10-15cm. Ví dụ: Một luống giun có diện tích 2m2 cần 50% phân động vật các các lọai, cùng với 50% rác độn (không dùng những rác thải có chất độc, rác, cay, có tinh dầu).

e. Thức ăn và cách cho ăn: Tất cả các loại phân như phân lợn, phân trâu bò, phân gà, phân thỏ, ... đều có thể làm thức ăn cho giun đất. Thức ăn sử dụng cho giun đất ở dưới dạng tươi

Cách cho ăn: Khi cho ăn giở tấm phủ và bón thức ăn cho giun. Lượng thức ăn tùy thuộc vào sức tiêu thụ của từng luống cụ thể và tùy mùa. Vào mùa hè từ 3 - 5 ngày cho giun ăn 01 lần, lượng thức ăn bón trên bề mặt luống dày từ 2- 3 cm, sau khi bón xong đậy bao tải lại và tưới ẩm. Chúng ta cũng có thể bón thành từng ụ, hoặc theo từng dãy dài để khi nhiệt độ trong luống tăng cao giun có khoảng trống chui lên thở. Đến mùa đông lượng thức ăn bón nhiều hơn, dày khoảng 5 cm và bón phủ đầy luống giun. Thời gian cho ăn cũng thưa hơn mùa hè.

g. Ủ phân làm thức ăn cho giun gồm: 50 kg cỏ khô hay rơm lúa, thân đậu, bã mía, mạt cưa, giấy vụn với 30 kg phân gia súc (trâu, bò, heo, ...) và 20 kg thực vật tươi (rau, cỏ, vỏ chuối, ...). Tổng cộng được 100 kg vật chất thô, ở giữa hố ủ cắm một thanh tre hay khúc gỗ dài từ đáy hố nhô lên khỏi mặt hố. Mỗi ngày tưới nước vừa, khi tưới lắt thanh tre nhằm mục đích cho nước ngấm đều hố ủ. Sau thời gian khoảng 03 tháng thì phân hoai, riêng rơm đã mụt sẳn thì thời gian ủ sẽ ngắn hơn. Riêng phân tươi của gia súc ăn cỏ có thể cho ăn trực tiếp.

h. Chăm sóc nuôi dưỡng giun: Ta rải một lớp phân ủ hoai dày khoảng 10 cm ở đáy chuồng nuôi. Đổ giun giống vào và rải một lớp mỏng thức ăn bên trên. Phun sương cho đất vừa ẩm, ẩm độ 60 - 70% (độ ẩm thích hợp là nắm hổn hợp thức ăn và vắt nước chảy theo kẻ tay). Phun sương 02 lần/ngày (sáng và chiều).Cứ 03 ngày thì cho giun ăn một lần và giữ môi trường luôn ẩm. Giun thường có tập tính sống trong môi trường tối, hễ gặp ánh sáng là giun rút xuống. Do đó, chúng ta phải tạo môi trường tối để giun di chuyển lên bề mặt tiếp nhận phần thức ăn cung cấp thường kỳ.

i. Cho ăn: Thường thì sau khi bỏ giống được 2 ngày thì chúng ta nên cho trùn ăn, lượng thức ăn mỗi lần khoảng 8cm trên mặt luống (không nên bỏ phân bò phủ lên toàn bộ bề mặt luống, vì điều này sẽ làm cho nhiệt độ bên dưới tăng quá cao làm cho kén bị thối, nên cho ăn từng cụm). Sau đó chúng ta sẽ tiếp tục cho trùn ăn khi thấy trên bề mặt luống đã xốp và không còn thức ăn cũ. Chú ý rằng không nên cho trùn ăn khi lượng thức ăn cũ còn quá nhiều, vì lượng thức ăn bị tồn đọng phía dưới luống làm cho trùn chỉ lo tập trung ăn và sống phía dưới luống mà không sống trên bề mặt
k. Quản lý và chống dịch hại: Hàng ngày theo dõi luống giun, nếu thấy kiến phải tiêu diệt ngay. Diệt kiến có thể dùng cách đơn giản là đốt những vệt kiến bò vào luống giun, nhớ khi đốt đậy tấm phủ giun lại, hay cho nước ngập hố giun và kiến nổi lên mặt nước, dùng rọi đốt kiến trên mặt nước, sau đó tháo nước ra. Ngoài ra có thể dùng thuốc diệt kiến quét trên vách chuồng. Một điều cần lưu ý là luống giun phải được che chắn hoặc bao lưới xung quanh để tránh gà, ếch nhái, rắn mối hoặc chuột ăn giun.

Một số bệnh thường gặp:
- Bệnh no hơi: Do giun ăn nhằm những loại thức ăn quá giàu "chất đạm" như phân bò sữa, heo... làm cho phân có mùi chua. Sau khi cho ăn, giun có hiện tượng nổi lên trên mặt luống và trường dài sau đó chuyển sang màu tím bầm và chết. Cách tốt nhất khi phát hiện trường hợp này nên hốt hết phần phân lỡ cho ăn ra và tưới nước lên luống.
- Bệnh trúng khí độc: Do đáy chất nền đã bị thối rữa, trong thời gian dài chất nền thiếu O2 làm cho khí CO2 chiếm lĩnh hết khe hỡ của chất nền, làm giun chui lên trên lớp mặt. Cách khắc phục: Dùng cuốc chĩa xới toàn bộ mặt luống và tưới nước.
- Ngoài ra thật chú trọng với các loại thuốc trừ sâu, xà bông, nước rữa chén... vì giun sẽ lập tức chết khi tiếp súc.

3. Địa chỉ cung cấp giống giun Quế đảm bảo chất lượng:
Có rất nhiều nơi có thể cung cấp cho bạn được giống gium Quế đảm bảo chất lượng như:
TRẠI GIUN QUẾ AN PHÚ, địa chỉ 75 Ấp An Bình - Xã An Phú - Huyện Củ Chi - Tp.Hồ Chí Minh. Điện thoại: 08-7941679.