00:00 Số lượt truy cập: 2667492

Khai thác mật hoa vải thiều: Cần phân bố vị trí đàn ong hợp lý 

Được đăng : 03/11/2016

Đã thành lệ, cứ đến mùa hoa vải, hàng trăm chủ nuôi o­ng ở khắp nơi lại tập trung đàn o­ng về huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) khai thác mật. Tuy nhiên, do số lượng đàn o­ng quá lớn, chính quyền địa phương lại thiếu sự quản lý, phân bố vị trí phù hợp nên đã dẫn đến tình trạng nơi thì o­ng không khai thác hết mật hoa, nơi lại tập trung quá nhiều đàn khiến chúng phải tranh cướp lẫn nhau…


Năm nay, hầu hết các loại cây ăn quả ở Lục Ngạn như vải thiều, nhãn, xoài, bưởi... đều ra hoa rất sai, riêng vải thiều tỷ lệ ra hoa đạt đến 90%. Thời điểm này hoa vải đã bắt đầu chớm nở, cả miền quê Lục Ngạn như một cô gái đẹp khoác lên mình tấm áo mới để thu hút các “chàng o­ng”. Hoa vải chứa nhiều mật, lại có màu sắc đẹp, óng vàng, thơm ngon. Theo số liệu ước tính của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, vụ vải thiều năm trước, tuy tỷ lệ vải thiều ra hoa chỉ đạt 60% nhưng sản lượng mật o­ng khai thác được đã đạt khoảng 540 tấn, trị giá trên 160 tỷ đồng.

Trước nguồn lợi kinh tế to lớn ấy, thời gian qua, mỗi ngày có đến 25 – 30 lượt xe ô tô tải cỡ lớn vận chuyển đàn o­ng của các chủ trại từ Nam ra Bắc tập trung về Lục Ngạn. Ông Hoàng Anh Sáng, người Sán Dìu, Chủ nhiệm HTX nuôi o­ng xuất khẩu xã Nghĩa Hồ (Lục Ngạn) hướng dẫn chúng tôi đi thăm khu vườn vải thiều đặt 700 đàn o­ng Italia của gia đình mình. Được coi là thợ nuôi o­ng chuyên nghiệp, ông Sáng bày tỏ: “Vào thời điểm hoa vải thiều nở rộ, chỉ cần thời tiết nắng đẹp trong khoảng 10-15 ngày là một đàn o­ng ngoại có thể khai thác được 40kg mật, với giá 45.000 đồng/kg mật, cho thu nhập 1,8 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu đàn o­ng hàng trăm tổ lại đặt ở vị trí các vườn vải gần nhau sẽ dẫn đến tình trạng o­ng phải tranh cướp mật hoặc phải bay xa đến 5km, ảnh hưởng đến sản lượng.

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT Lục Ngạn, năm nay, số lượng đàn o­ng từ khắp mọi nơi tập trung về huyện lên đến 185.000 đàn, tăng 20.000 đàn so với năm trước. Trong đó, số lượng đàn của chủ nuôi người địa phương chỉ chiếm gần 10%, còn lại chủ yếu là của các chủ nuôi o­ng đến từ Sơn La, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hải Dương, Nam Định... Do không có sự quản lý, phân bố vị trí đàn o­ng hợp lý nên đã dẫn đến tình trạng nơi hoa vải thiều nở nhiều nhưng không có đàn o­ng nào, nơi thì tập trung quá đông, làm sản lượng mật khai thác sụt giảm.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Leo Văn Phúc, Phó trưởng phòng nông nghiệp và PTNT Lục Ngạn bày tỏ: “Chúng tôi chỉ có chức năng quản lý về mặt chuyên môn, còn việc quản lý nhân khẩu thuộc các cấp chính quyền cơ sở. Bởi vậy, chúng tôi đang đề nghị chính quyền cấp xã, thị trấn cần quản lý tốt việc đăng ký tạm trú của các chủ nuôi o­ng ở nơi khác đến. Qua đó có thể phối hợp với cán bộ chuyên môn xây dựng sơ đồ vị trí đặt đàn o­ng hợp lý nhằm tận dụng khai thác mật hoa hiệu quả”.

Trung bình mỗi đàn o­ng ngoại có từ 7.000-10.000 con, nếu tổ o­ng được đặt gần nơi lấy mật hoa và có sự phân bố đàn hợp lý thì vào những ngày thời tiết thuận lợi, mỗi con o­ng có thể vận chuyển hàng chục đến hàng trăm chuyến mật về tổ. Chỉ trong vòng 2- 3 ngày, chủ nuôi đã có thể khai thác mật (quay mật) một lần. Còn đàn o­ng bố trí không hợp lý thì có khi o­ng phải đi xa đến 5-7km để đưa mật về tổ, mỗi ngày chỉ đi được một vài lần. Vì thế chính quyền huyện Lục Ngạn cần nhanh chóng vào cuộc quản lý, phân bố lại vị trí đặt đàn o­ng, nhằm khai thác sản lượng mật o­ng một cách hiệu quả, tránh lãng phí.