00:00 Số lượt truy cập: 2662719

Kinh nghiệm nuôi trâu thịt (Phần 1) 

Được đăng : 03/11/2016

1. Chọn nghé nuôi thịt


Hầu như tất cả những nghé không được chọn làm giống hoặc để sử dụng cày kéo thì chuyển sang nuôi để giết thịt. Tuy nhiên, để có năng suất cao thì cần phải tiến hành chọn lọc, nhất là khi đi mua nghé về nuôi. Trước hết người ta chọn ngoại hình phù hợp, sau đó là tầm vóc, khối lượng, tốc độ sinh trưởng.

Nghé phải được sinh ra từ bố, mẹ tốt được chọn lọc, có ngoại hình đẹp, tầm vóc lớn, không có bệnh tật. Trâu bố, mẹ cần được nuôi dưỡng, chăm sóc tốt. Trâu mẹ phải tốt sữa và nuôi con khéo.

Nghé nuôi thịt phái có ngoại hình phù hợp nên chọn những con mình dài, rộng; lông mềm, mượt; da mỏng; mỡ dưới da nhiều, bắp thịt phát triển, xương nhỏ. Đầu nhỏ, ngắn; cổ ngắn, mập; vai, ngực, lưng, hông, mông nở, rộng, phẳng; đùi ngắn, nở và thẳng; bụng thon tròn; 4 chân thanh, chắc. Cơ thể phát triển đều giữa phần vai và phần mông. Thânmình có dạng hình chữ nhật (nhìn ngang và nhìn từ phía trên). Không nên chọn những con nghé có da dầy; xương to, thô; đầu to, cổ dài; chân to hoặc có các khuyết tật dể nuôi lấy thịt.

Nghé nuôi lấy thịt phải có khối lượng sơ sinh (cân ngay sau khi được đẻ ra) lớn, càng lớn càng tốt. Cọn những con nghé phàm ăn, chịu khó gặm cỏ để nuôi lấy thịt sẽ cho năng suất cao.

2. Nuôi dưỡng, chăm sóc nghé thịt

Nguyên tắc chung trong chăn nuôi nghé lấy thịt là áp dụng chế độ ăn tự do, nghé ăn dược càng nhiều càng tốt, càng rút ngắn thời gian nuôi và hiệu quả kinh tế càng cao. Tuy vậy, để sử dụng thức ăn có hiệu quả cần đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. Mặt khác, tùy thuộc vào điều kiện thực tế về nguồn thức ăn và khả năng đầu tư mà chọn lựa mức độ dinh dưỡng cho thích hợp.

* Nuôi nghé ở giai đoạn bú sữa:

Căn cứ vào lịch phối giống hoặc các triệu trứng của trâu sắp đẻ. Cần bố trí cho trâu đẻ tại chuồng đẻ và phân công người trực đẻ để can thiệp kịp thời khi cần thiết. Nghé sinh ra nhanh chóng được lau hết nhớt, dãi ở mũi, miệng; bóc màng móng; cắt rốn, lau khô và cho con mẹ liếm. Sau đó nhanh chóng vệ sinh chuồng, bầu vú con mẹ và cho nghé được bú sữa đầu càng sớm càng tốt.

Sữa đầu rất quan trọng đối với nghé sơ sinh. Nếu trâu mẹ mất sữa đầu hoặc ít sữa đầu, nghé sẽ rất khó nuôi dễ mắc bệnh, dễ còi cọc, chậm lớn, thậm chí tử vong. Do vậy, để tránh mất sữa đầu trong một tuần trước khi đẻ không được xoa bóp bầu vú và tránh sử dụng kháng sinh trong thời gian trâu mẹ chửa và ngay sau khi đẻ (trừ trường hợp hãn hữu, đặc biệt).

Khi cho bê bú cần vệ sinh vú sạch sẽ. Tốt nhất là có cuũi hoặc ô chuồng riêng để nhốt nghé và chỉ cho gặp mẹ khi cần bú. Những ngày đầu cho bú 7 - 8 lần, sau đó giảm dần xuống 5 - 6 lần, rồi 3 - 4 lần và gần đến thời gian cai sữa 1 - 2 lần mỗi ngày.

Ở giai đoạn này cần chú ý đề phòg bệnh ỉa chảy. Ỉa chảy có 2 nguyên nhân: Có thể do bú quá nhiều sữa trong một lần bú, dẫn đến sữa không được tiêu hóa hết sinh ra ỉa chảy. Cũng có thể do điều kiện vệ sinh kém nên nghé bị nhiễm vi khuẩn đường ruột cũng gây nên ỉa chảy. Do vậy, để phòng bệnh ỉa chảy cần cho nghé bú nhiều lần trong ngày, mỗi lần bú lượng sữa vừa đủ; mặt khác phải đảm bảo vệ sinh bầu vú trâu mẹ và vệ sinh chuồng trại không để nghé bị nhiễm khuẩn.

Trong giai đoạn này, nghé cũng rất dễ bị viêm rốn, nếu khi cắt rốn không sát trùng cẩn thận hoặc vệ sinh chuồng trại không đảm bảo. Do vậy, hàng ngày cần kiểm tra và bôi cồn iốt vào rốn nghé để tránh viêm rốn cho đến khi rốn rụng.

Nghé cần được tập ăn cỏ sớm vào khảng 7 - 10 ngày tuổi và thức ăn tinh lúc 1 tháng tuổi. Cần chú ý nuôi dưỡng trâu mẹ tốt để có nhiều sữa cho nghé bú. Đồng thời, ngoài sữa mẹ cần cung cấp cho nghé lượng thức ăn ước tính như sau:

Tháng tuổi

Khối lượng nghé (kg)

Cỏ tươi (kg)

Thức ăn tinh (kg)

1

25 - 35

2

0,05

2

35 - 45

3

0,1

3

45 - 55

4

0,2

4

55 - 65

5

0,3

5

65 - 75

6

0,4

6

75 - 85

8

0,5

Khi đựoc 30 ngày tuổi cần tẩy giun đũa cho nghé. Cần thường xuyên đảm bảo vệ sinh chuồng trại, thân thể nghé sạch sẽ. Nếu nuôi nhốt thì cần cho nghé vận động và tắm nắng (từ 8 - 9 giờ sáng và từ 4 - 5 giờ chiều).