00:00 Số lượt truy cập: 2668555

Kinh nghiệm thâm canh cam đạt năng suất cao 

Được đăng : 03/11/2016

Kinh nghiệm nhiều nhà vườn hái hết hoa quả non của năm bói đầu tiên nhằm tập trung sức cho cây sinh trưởng, phát triển tạo ra sản phẩm cao trong những năm sau, đừng lo vườn cam của mình đậu quả ít chỉ mới sau 2 năm trồng. Đây là thời gian cần tập trung chăm sóc.


1. Chăm sóc:

Trong thời kỳ cây cam chưa khép tán, có thể trồng xen các loại cây họ đậu để tăng thu nhập, đồng thời giữ ẩm cho vườn cây, ngăn ngừa cỏ dại, chống xói mòn cho đất, bổ sung thêm nguồn đạm và chất hữu cơ cho đất thêm tốt. Thường xuyên làm sạch cỏ xung quanh gốc cây nhưng không làm xây xước gốc và rễ cây.

Cần bón phân đầy đủ và đúng kỹ thuật. Bón phân cho cam tuỳ thuộc vào tuổi cây và sản lượng hàng năm, đất đai và giống. Cây từ 1 - 3 năm sau khi trồng (cây chưa có quả - giai đoạn kiến thiết cơ bản). Mỗi năm bón 4 lần vào tháng 2, tháng 5, tháng 8 và tháng 11.

+ Đợt bón tháng 2: Bón 100% phân hữu cơ + 40% đạm + 40% kali;

+ Đợt bón tháng 5: 20% đạm + 20% kali;

+ Đợt bón tháng 8: 20% đạm + 20% kali;

+ Đợt bón tháng 11: 20% đạm + 20% kali + 100% lân + 100% vôi.

Lượng bón mỗi cây:

Năm trồng

Phân hữu cơ (kg)

Đạm sun fat (g)

Lân supe
(g)

Kaliclo rua
(g)

Vôi bột
(kg)

Năm thứ nhất

-

350

500

500

-

Năm thứ hai

25

700

500

500

2

Năm thứ ba

-

1.000

800

800

-

Cây lớn từ 4 tuổi trở lên (giai đoạn cây có quả) mỗi năm bón 4 đợt vào các tháng:

+ Tháng 2: Thúc cành xuân và đón hoa;

+ Tháng 5: Thúc cành hè và nuôi quả;

+ Tháng 7: Thúc cành thu và tăng trọng lượng quả;

+ Tháng 11: Bón cơ bản tăng sức chống đỡ qua đông.

Lượng bón cho mỗi cây:

Loại phân

Tuổi cây

4

5

6

7

8

9

Đạm sunfat (kg)

1,2

1,8

1,9

2

2

2,5 - 3

Lân supe (kg)

1

1,2

1,2

1,5

1,7

1,7 - 2

Kali clorua (kg)

0,8

0,9

1

1,2

1,5

1,5 - 1

Vôi bột (kg)

2

-

2

-

2

-

Phân hữu cơ (kg)

30

-

50

-

50

-

+ Bón đợt tháng 2: 40% đạm + 40% kali;

+ Bón đợt tháng 5: 30% đạm + 30% kali;

+ Bón đợt tháng 7: 30% đạm + 30% kali;

+ Bón đợt tháng 11: 100% phân hữu cơ + 100% vôi + 100% lân.

Năm thứ 10 trở đi cây ổn định về sinh trưởng và năng suất, vì vậy mức bón như năm thứ 9 và tuỳ thuộc vào sự sinh trưởng tốt xấu mà bổ sung phân bón tăng giảm.

Cách bón: Bón theo tán cây: cuốc một rãnh rộng từ 30cm từ mép tán vào trong, sâu 30cm, phân trộn đều với nhau và rắc vào rãnh, lấp đất (mỗi lần bón kết hợp với làm cỏ và ủ lại gốc).

Các loại phân vi lượng nếu thấy cần thiết thì phun trên lá.

- Magiê: Dùng nitrat magiê 1 kg trong 100 lít nước phun ướt lá.

- Kẽm: Dùng 100 gam sunfat kẽm pha trong 100 lít nước phun vào thời kỳ lộc xuân.

- Trường hợp thiếu đồng có thể phun Boócđô 1 - 2% kết hợp trừ bệnh hoặc dùng ôxítclorua đồng 400 gam pha trong 100 lít nước.

- Các biện pháp chăm sóc khác:

+ Cắt tỉa

Thời kỳ cây có quả sau mỗi lần thu hoạch đều phải đốn tỉa những cành khô, cành tăm, cành vượt, cành sâu bệnh.

+ Ngắt bỏ toàn bộ hoa trong thời kỳ cây 1 - 3 tuổi. Thời kỳ cây cho quả, tỉa bớt hoa dị hình, những quả non ra muộn và ở vị trí không thích hợp cho việc hình thành quả (có thể tiến hành bằng cách phun các chất điều tiết sinh trưởng).

+ Ở thời kỳ sau đậu quả 1 - 2 tuần phun các chất điều tiết sinh trưởng kết hợp với các chất vi lượng để tăng tỷ lệ đậu quả và xúc tiến quá trình lớn quả, giảm số hạt làm đẹp mã cho quả.

2. Cắt tỉa tạo hình:

Việc cắt tỉa tạo hình cần phải tiến hành sớm ngay từ năm đầu. Hai dạng hình được xem là có hiệu quả nhất trong việc hấp thu ánh sáng mặt trời tạo năng suất cao đó là dạng bán cầu và dạng trái tim mở. Cây trồng ở vườn thường có nhiều cành nhỏ và phân bố lung tung. Để có được các dạng hình trên chỉ chọn lấy 3 cành to mập nhất phân bố đều về 3 hướng để làm cành khung gọi là cành cấp 1, các cành khác cắt tỉa bỏ. Khi cành cấp 1 cao khoảng 50 - 60cm thì cắt đoạn ngọn chỉ để lại đoạn cành dài 40 - 45cm. Cành cấp 1 sau khi cắt tiếp tục mọc rất nhiều cành, song mỗi cành cấp 1 cũng chỉ để lại nhiều nhất 3 cành phân bố theo hướng thẳng đứng và vươn ra ngoài tán. Những cành này gọi là cành cấp 2. Tiếp tục làm như vậy sẽ có được các cành cấp 3, cấp 4 v.v.. Chú ý là những cành mọc xiên vào trong tán phải cắt bỏ. Làm như vậy sau 3 năm ta có được cây dạng hình cầu.

Đối với dạng hình trái tim mở, cách làm gần tương tự, chỉ khác là các cành cấp 3, 4, 5 ở giữa tán được cắt tỉa cho bằng với các cành ở ngoài tán và các cành ở ngoài tán được khuyến khích phát triển trải rộng.

3. Phòng trừ sâu bệnh:

Cam, quýt có nhiều sâu bệnh hại quanh năm, trong đó phải kể đến các loại sâu ăn lá, bọ xít hại hoa, hại quả non, rệp, các loại ruồi đục quả, các loại bệnh do nấm, vi khuẩn gây nên... Có thể sử dụng nhiều biện pháp để phòng trừ.