00:00 Số lượt truy cập: 2662773

Kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây đậu tương 

Được đăng : 03/11/2016

Đậu tương (còn gọi là đậu nành), là cây trồng lấy hạt, lấy dầu quan trọng bậc nhất trên thế giới, đứng hàng thứ 4 sau cây lúa mì, lúa nước và ngô.


1. Chuẩn bị đất trồng:

Cây đậu tương không yêu cầu nghiêm khắc về đất trồng, đất thích hợp nhất đối với cây đậu tương là loại đất có tầng canh tác sâu, giàu chất hữu cơ, canxi, kali và pH (độ chua) trung tính, mực nước ngầm sâu, giữ ẩm tốt, dễ thoát nước. Đậu tương chịu mặn và chua kém hơn nhiều cây trồng khác, độ pH thích hợp nhất là 6,0-7,0. 

2. Chăm sóc:

- Ở giai đoạn nảy mầm và cây con, tỷ lệ sử dụng nước thấp. Nhu cầu nước của cây đậu tương tăng dần khi cây ở giai đoạn từ 3-5 lá kép, tăng nhanh và cao nhất ở giai đoạn từ khi cây ra hoa đến khi quả vào chắc.

Nhiệt độ thích hợp cho sự nở hoa và đậu quả là 25-28oC, ẩm độ không khí 75-80%, ẩm độ đất 70-80%.

- Bón phân: Để đạt năng suất cao, phẩm chất tốt thì đậu tương cần được bón đầy đủ phân hữu cơ và các loại phân khoáng khác, quy trình bón phân cho cây đậu tương như sau:

* Liều lượng phân bón cho 1ha đậu tương trồng thuần là: 

- Phân bón hữu cơ: 10-12 tấn phân chuồng hoai mục, nếu được ủ bằng nấm Trichoderma thì rất tốt, vừa phân hủy tốt xác bã hữu cơ, vừa cung cấp một số chủng nấm đối kháng diệt một số nấm có hại trong đất trồng đậu tương. 

- Vôi bột: 400-500kg 

- Dinh dưỡng nguyên chất : l0-20 kg N,  30-60 kg P2O5, 40-70 kg K2O tùy theo giống và mùa vụ. 

- Phân bón khuyến cáo sử dụng: Đầu Trâu lạc-đỗ. Thành phần 10% N, 14% P2O5, 14% K2O, các chất trung vi lượng như Ca, Mg, S, Zn, Fe, Mn, Mo, Cl, chế phẩm Penac của Đức được cân đối sẵn trong phân bón bón rất phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây.

- Cách bón: (tính cho sào 360m2)

- Bón lót toàn bộ phân chuồng (350-450 kg), vôi (15-18 kg) trước lúc bừa lần cuối cùng hoặc bón vào rãnh hoặc hốc toàn bộ phân chuồng và vôi + 6-8 kg Đầu Trâu lạc -đỗ, lấp kín toàn bộ phân dày 2-3 cm trước khi gieo hạt, tránh để phân tiếp xúc với hạt làm giảm tỷ lệ nảy mầm. 

- Bón thúc:

+ lần 1 : khi cây được 2 - 3 lá thật: 3-5 kg Đầu Trâu lạc- đỗ 

+ lần 2 : khi cây sắp ra hoa : 3-5 kg Đầu Trâu lạc-đỗ 

* Phân bón cho cây trồng xen:

Dựa vào tỷ lệ trồng xen cụ thể, phải tổng tính lượng phân cho cả đậu tương và ngô trên cơ sở qui ra diện tích trồng thuần. Phân của cây nào sẽ được bón cho cây đó 

- Nếu trồng xen ngô khoảng 5.000-10.000 cây/ha vào ruộng đậu tương thì lượng phân bón bón thêm khoảng 10-20% lượng bón cho ngô thuần, tức khoảng 1,7-2,3 kg Đầu Trâu ngô1 và 0,7-1 kg Đầu Trâu ngô 2/sào. Cách bón như bón cho ngô trồng thuần, nên kết hợp các lần chăm sóc cho ngô và đậu để giảm công chăm sóc.

- Nếu trồng xen đậu tương vào ngô, nên xen đậu tương với ngô xuân gieo tháng 2-3, dùng các giống chín sớm và chín trung bình, tương đối thấp cây, tán gọn để trồng trong hàng ngô như Cúc, Ml03, ĐH4, DT84, DT99 vv...

Cách xen: Xen một hàng đậu tương (cây cách cây 5-6 cm) giữa 2 hàng ngô (khoảng cách 70cm), hoặc gieo 2 hàng đậu tương (cách nhau 15-20cm ) giữa 2 hàng ngô (khoảng cách 80cm). Như vậy diện tích ngô vẫn đảm bảo mà diện tích trồng đậu tương tăng thêm khoảng 30-40% diện tích đậu tương trồng thuần. Do vậy, trồng xen kiều này sẽ phải bón thêm cho đậu trên ruộng ngô là: 3,5-5,5 kg Đầu Trâu lạc - đỗ /sào.

3. Phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại

Đậu tương là một cây trồng bị nhiều sâu bệnh phá hại do thân, lá và hạt đều có hàm lượng dinh dưỡng cao đặc biệt là đạm. Một số hoạt chất có tác dụng phòng trừ tốt trên nhóm sâu và bệnh hại, tên thương mại trên thị trường là khác nhau và đa dạng do vậy người trồng đậu cần tìm hiểu và chọn thuốc cho đúng mới có hiệu quả phòng trị cao.