00:00 Số lượt truy cập: 2662920
Kinh tế nông nghiệp nông thôn

Vĩnh Châu thành công bước đầu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Huyện Vĩnh Châu (Sóc Trăng) có bờ biển dài 43 km, diện tích tự nhiên 33.000 ha với trên 153.000 nhân khẩu sinh sống trong đó đồng bào Khmer chiếm đến 52%. Trong số 9 huyện, thị của Sóc Trăng, huyện Vĩnh Châu lâu nay được mệnh danh là miền đất đặc biệt khó khăn, thiên nhiên khắc nghiệt, thường xuyên phải đối mặt với thiên tai, đất đai nhiễm phèn, mặn, cuộc sống người dân rất bấp bênh. Vậy mà chỉ sau 5 năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Vĩnh Châu lập được kỳ tích ngoạn mục.


Nghệ An: đưa vùng Phủ Quỳ thành

Tỉnh Nghệ An đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm đưa vùng Phủ Quỳ (gồm 5 huyện Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong) thành vùng trọng điểm phát triển cây trồng của tỉnh, trở thành nơi cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu của tỉnh và cũng là nơi đi đầu trong việc xây dựng các mô hình điểm về phát triển các loại cây trồng để từ đó nhân rộng đến các địa phương khác.


ĐBSCL: Cây dừa, cây của chuyển dịch

Có một nghịch lý hiện nay là trong khi giá dừa trái liên tục tăng lên và ngày càng khan hiếm thì diện tích, năng suất và sản lượng dừa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã giảm đáng kể...


Tỷ phú ba ba, ếch lồng

Từ mô hình 5 ha nhân rộng ra ra 50 tỉnh, thành phố


Trà Vinh: nhà vườn tỷ phú xây dựng thương hiệu măng cụt Tân Thành

Nông dân Lưu Văn Nhiều, ở cồn Tân Quy, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh trà Vinh đã trở thành tỷ phú từ 2,5 ha măng cụt và là người đi đầu trong việc liên kết nông dân thành lập Hợp tác xã măng cụt Tân Thành. Ông cũng là người xây dựng thương hiệu măng cụt Tân Thành trên vùng đất cù lao này.


Người mang giàu có về thôn bản

Đó là anh Lê Văn Nghĩa (dân tộc Cơ Tu) 20 năm làm trưởng thôn, 26 năm làm Bí thư chi bộ, tại thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng). Anh Nghĩa không chỉ là người làm ăn giỏi mà còn đem kiến thức về giúp bà con trong sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi, thu lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho bà con trong thôn.Thôn Phú Túc có gần 90% dân số là đồng bào dân tộc Cơ Tu.


Anh Sơn vượt khó, phát triển kinh tế gia đình cho thu lãi 150 triệu đồng/năm

Thanh niên tại xóm Việt Cường, xã Hoá Thượng, huyện Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên) luôn coi anh Nguyễn Văn Sơn (30 tuổi) là tấm gương vượt khó, vươn lên làm giàu chính đáng. Không chỉ đi đầu trong việc thoát nghèo, anh còn giúp đỡ nhiều thanh niên trong xã phát triển kinh tế gia đình.


Một trang trại nuôi hươu lãi cả trăm triệu đồng/năm

Trước đây gia đình chị Hoàng Thị Lộc thuộc diện đói nghèo nhất của thị trấn Thái Hoà (Nghĩa Đàn, Nghệ An). Công việc hàng ngày của chị là luôn phải thức dậy vào lúc 3 giờ sáng để tráng bánh mướt, làm đậu phụ, xong rồi vợ chồng lại phải quần quật đóng gạch cho mãi đến tận đêm…


Làm giàu từ mặt nước bỏ hoang

Thấy một bàu nước rộng lớn bị bỏ hoang nhiều năm, anh Tô Sơn Hảo, ở thôn Phước Nhuận xã Xuân Quang 3 (Đồng Xuân) đầu tư nuôi cá nước ngọt. Bấy giờ, nhiều người cho rằng: “Khéo đem của đổ xuống sông”. Ấy vậy mà giờ đây, anh Hảo là người đi đầu trong mô hình nuôi cá nước ngọt ở Đồng Xuân.


Cây sơn Tam Nông Phú Thọ: Cây xoá đói giảm nghèo

Kể từ bao đời nay cây sơn được xem là cây gắn bó với rất nhiều người dân Tam Nông – Phú Thọ. Đã có lúc cây sơn được xem là công cụ để xoá đói giảm nghèo. Hiện nay, huyện Tam Nông - Phú Thọ có 13 trong số 20 xã có trồng cây sơn với tổng diện tích là 402, 99 ha.


<< < 177 178 179 180 181 > >>