00:00 Số lượt truy cập: 2667477
Kinh tế nông nghiệp nông thôn

Lạng Sơn: nuôi bò - lợi thế để xóa đói giảm nghèo vùng nông thôn

Nếu những năm trước đây, điều trăn trở nhất của người dân xã Hoa Thám, xã vùng 3 của huyện Bình Gia (tỉnh Lạng Sơn), là làm sao để đủ ăn, chứ chưa dám nghĩ đến thoát nghèo thì nay đã tính đến chuyện làm giàu. Cuộc sống trước đây của người dân xã này rất cơ cực, nhưng nay đã khác trước rất nhiều, mặc dù cuộc sống của họ chưa phải hết khó khăn, nhưng các gia đình không còn lo cái đói, trẻ con đã có quần áo mới để đến trường, nhà cửa khang trang hơn trước.


Sơn La: Nghề nuôi nhím cho giá trị thu nhập cao

Cùng với nghề nuôi gấu lấy mật, nuôi hươu lấy nhung, nuôi ong lấy mật ở Sơn La thì nghề nuôi nhím đang phát triển rầm rộ trong vài năm gần đây và hiện đang trở thành nghề chăn nuôi cho giá trị thu nhập cao, với mỗi đôi nhím giống có giá từ 6 đến 7 triệu đồng (có đôi lên tới gần 10 triệu đồng) mà vẫn không có nhím giống để bán cho khách hàng.


Khánh Hoà: Tìm lối ra cho nghề nuôi tôm sú

Nghề nuôi tôm sú ở Khánh Hòa những năm 2000 trở về trước là nghề "hái ra tiền". Thời kỳ này tôm sú đã giúp nhiều gia đình giàu lên nhanh chóng. Họ đổ xô vào nuôi tôm sú. Nhiều người bỏ cả ruộng vườn, thành thị ra đìa nuôi tôm. Thời kỳ cao điểm nhất, diện tích tôm sú nuôi của Khánh Hòa đã vượt con số 5.000 ha.


Phú Thọ: cây khoai tầng giúp đồng bào Dao xoá nghèo vươn lên làm giàu

Khoai tầng vàng là loại cây truyền thống của đồng bào dân tộc Dao được trồng tại các bản vùng cao ở huyện miền núi Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Trước đây bà con chỉ trồng để chống đói lúc giáp hạt, nhưng từ năm 2004 đến nay, dưới sự hướng dẫn của Trạm khuyến nông huyện Thanh Sơn, bà con đã đưa khoai tầng vào trồng đại trà bằng cách đào hố, đặt mầm để khoai cho củ to, năng suất cao.


Vĩnh Phúc: làm trang trại ở huyện vùng chiêm trũng

Tỉnh Vĩnh Phúc hiện có trên 600 trang trại, nhưng có trên 400 trang trại thuộc địa bàn các huyện trung du, miền núi. Các trang trại thường kết hợp các hình thức sản xuất như: làm vườn, chăn nuôi, thả cá (VAC) trại rừng, làm vườn, chăn nuôi, thả cá (RVAC). Cách làm này đều cho hiệu quả thu nhập cao.


Nam Phong đi lên từ...mía

- Cách đây chỉ ít năm, nói đến xã Nam Phong (huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình) người ta thường liên tưởng đến một xã nghèo, kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào việc trồng lúa nước, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Những ngày này nếu ai đến nơi đây thì sẽ thấy một khung cảnh đã hoàn toàn đổi khác. Nam Phong đã khởi sắc lên rất nhiều từ trồng cây mía , một “đặc sản” của vùng đất này...


Những tỉ phú từ hàu

Theo đủ nghề, từ đi biển, lập đùng nuôi tôm, làm ruộng muối... cuộc sống dân đảo Long Sơn, Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn cứ bấp bênh. Nhưng từ khi theo con hàu, dân xã đảo khá lên trông thấy, sản sinh cho Long Sơn những triệu phú, tỉ phú. Những đại gia Sài Gòn nghe tiếng cũng tìm đến theo nghề…


"Công ty làm ruộng", tại sao không?

Từ lâu, vợ chồng tôi đã có một ước mơ là thành lập một công ty TNHH chuyên về nghề làm ruộng. Công ty này sẽ làm thay đổi hẳn cách nghĩ, cách làm của nông dân miền bắc: không phải trồng lúa nhỏ lẻ mà là "sản xuất lúa" ở quy mô lớn.


Trà Vinh: từ nông dân trở thành doanh nhân

Thành công của chị Lê Thị Vẹn, ấp Sóc Kha, xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh là đã đưa gia đình vươn lên khá, giàu nhờ chuyển đổi mô hình trồng chanh không hạt. Thế nhưng, kết quả lớn hơn của chị được nhiều người dân ở địa phương ngưỡng mộ là tự tìm đầu ra trong tiêu thụ sản phẩm, hướng tới xây dựng một thương hiệu cho sản phẩm chanh không hạt.


Bắc Ninh hình thành 4 vùng cây rau màu hàng hoá vụ đông cho thu nhập cao

Vụ đông xuân 2006- 2007, tỉnh Bắc Ninh đã hình thành được 4 vùng cây rau màu hàng hóa tại các huyện, thành phố Bắc Ninh, Yên Phong, Quế Võ, Lương Tài có thể cho giá trị thu nhập cao ^bởi đây là những địa phương nông dân vốn có kinh nghiệm thâm canh nhiều năm và luôn có thị trường tiêu thụ.


<< < 179 180 181 182 183 > >>