00:00 Số lượt truy cập: 2668095
Kinh tế nông nghiệp nông thôn

Nghệ An: Huyện Con Cuông chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả

Huyện miền núi Con Cuông (tỉnh Nghệ An) hiện có 13 xã, thị trấn, trong đó có 11 xã nằm trong diện đặc biệt khó khăn với trên 80% số đồng bào các dân tộc thiểu số được hưởng lợi từ Chương trình 135 của Chính phủ. Toàn huyện có gần 5.000 ha đất canh tác, bình quân đạt xấp xỉ 400 m2/ người. Để cân đối nguồn lương thực tại chỗ, công tác khuyến nông trên địa bàn huyện đã góp phần giúp đồng bào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế khá.


Tiền Giang: Kiện tướng trồng lúa chất lượng cao

Ông Phạm Duy Khương, một lão nông tri điền năm nay 66 tuổi ở xã Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy lâu nay được mọi người tôn vinh là kiện tướng trồng lúa chất lượng cao.


Lào Cai: Nữ doanh nghiệp trẻ biết "gửi niềm tin vào đất"

Nhờ biết "gửi niềm tin vào đất" mà chị Nguyễn Thị Thanh Tâm, chủ doanh nghiệp trẻ Linh Dương đã vươn lên thành một trong những doanh nghiệp trẻ có năng lực tại tỉnh Lào Cai.


Người đàn bà làm giàu trên vùng đầm hoang

Dựng lều sinh sống cùng ngao trên đầm hoang, cuối cùng chị Đoàn Thị Kết (Hải Phòng) đã thành công. Vụ đầu tiên nuôi thử nghiệm 10 tấn ngao chị thu được 30 tấn, trừ chi phí lãi gần 70 triệu đồng.


Làng chài tỷ phú

Thân thiện, bình dị; tất nhiên, làng quê Việt Nam nào chẳng thế. Nhưng cái làng chài Phước Tỉnh, huyện Long Điền, Bà Rịa-Vũng Tàu này còn cho chúng tôi cái cảm giác gần gụi đến xuề xòa. Thì đó, ai nghĩ rằng những ngư dân có nước da đen cháy, chân mang dép lê, nói cười rổn rảng nhưng vẫn có nét ngại ngần ấy lại là chủ một tập đoàn đánh bắt hải sản xa bờ, giám đốc công ty đóng sửa tàu thuyền, chủ doanh nghiệp dịch vụ hậu cần nghề cá… với khối tài sản sở hữu trị giá cả chục tỷ đồng…


Ninh Bình: Đào Mạnh Tôn - Nông dân vượt khó làm giàu

Với hơn 2.500 m2 đất cát pha, trong đó có 200m2 đất vườn, 1.080 m2 ruộng lúa, 720 m2 đất trồng màu, ông Đào Mạnh Tôn, một nông dân ở xóm 9 xã Khánh Hồng, (Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) đã mạnh dạn đấu thầu thêm 1.600 m2 đất ruộng để canh tác với quyết tâm vượt lên khó khăn làm giàu chính đáng.


Hoà Mạc giải bài toán làm giàu

Là xã vùng 2 của huyện Văn Bàn (Lào Cai), 95% dân số Hoà Mạc là đồng bào dân tộc Tày. Năm 2005, thu nhập bình quân đầu người ở Hoà Mạc là 3,6 triệu đồng/năm, dự kiến năm 2006 hơn 4 triệu đồng.


Chăn nuôi bò hàng hoá mở hướng thoát nghèo cho huyện miền núi Kỳ Sơn

Để từng bước khắc phục và chống đói nghèo có hiệu quả vững chắc, huyện miền núi rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) đã xây dựng chương trình phát triển chăn nuôi bò hàng hoá giai đoạn 2006 - 2010 với qui mô tăng trưởng đàn bò hàng năm từ 11 đến 13%.


Thuần hoá vùng đất "bất trị"

"Mới đầu nhìn đồi trọc toàn cát với sỏi, trồng cây gì cũng không sống được, tôi đã định bỏ về nhà làm ruộng. Nhưng nghĩ đến những đứa con nheo nhóc, tôi nghiến răng: Có chết cũng phải "thuần hoá" cho được vùng đất "bất trị" này"- ông Nguyễn Công Ân, chủ trang trại vườn rừng ở xã Hưng Yên (Nghệ An) tâm sự về những ngày khởi nghiệp đầy khó khăn.


Con đường trở thành tỷ phú của nông dân Phan Bá Đường

Sau khi xuất ngũ, Phan Bá Đường trở về quê Vĩnh Tường sinh sống. Sau nhiều năm buôn bán, giao hàng cho HTX tự doanh Sa Pa trước đây, năm 1995 anh chính thức định cư ở Sa Pa - Lào Cai, sinh sống bằng rất nhiều nghề. Năm 2002 anh Đường bán ngôi nhà ở trung tâm thị trấn Sa Pa, chuyển ra mua khu đất vườn đồi thuộc Tổ dân phố số 1 - cửa ngõ vào trung tâm thị trấn Sa Pa. Từ đây anh bắt đầu nghiệp nhà nông của mình bằng việc trồng lan và một số cây có giá trị kinh tế khác.


<< < 181 182 183 184 185 > >>