00:00 Số lượt truy cập: 2667835
Kinh tế nông nghiệp nông thôn

Đồng Nai: Trồng hoa lan- nghề mới ở huyện thuần nông Nhơn Trạch

Không phải ngẫu nhiên mà vườn hoa lan của gia đình anh Nguyễn Văn Long ở xã Long Thọ được Trạm Khuyến nông huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) chọn làm điểm trình diễn và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân trong huyện đến học tập và mở rộng loại cây trồng mới này. Chỉ với 3.500 m2 đất vườn, bình quân mỗi tháng gia đình anh có thu nhập gần 40 triệu đồng từ tiền bán hoa và trong 2 tháng tới xuất bán lứa cây giống đầu tiên được khoảng 2 tỷ đồng.


Vỡ mộng làm giàu!

Sau năm năm vận động bà con thực hiện dự án nuôi tôm công nghiệp, Chủ tịch UBND xã Thái Ðô (Thái Thụy, Thái Bình) Tạ Văn Ương mới rút ra được bài học về việc quá vội vã chuyển đất trồng lúa, làm muối sang nuôi tôm. Hậu quả mà người dân phải gánh chịu là nuôi tôm thất bại, nợ nần chồng chất, người dân mất niềm tin.


Bèo tây… xuất ngoại

Cây bèo tây, bẹ chuối, bẹ ngô... vốn chỉ là những cây cỏ không có giá trị, nhưng với người dân huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên lại là một nguồn nguyên liệu không thể thiếu để tạo ra các sản phẩm xuất khẩu, giúp người dân trở nên giàu có.


Nông dân Vĩnh Linh thoát nghèo vươn lên làm giàu từ cây cao su tiểu điền

Đến thời điểm này, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đã có 5.356 ha cao su tiểu điền, chiếm gần 67% diện tích cây cao su tiểu điền trong toàn tỉnh. Qua thực tế sản xuất, cây cao su tiểu điền không chỉ giúp dân thoát nghèo mà còn nhanh chóng vươn lên làm giàu.


Về Thượng Bằng La mùa quả chín

Chúng tôi trở lại xã Thượng Bằng La đúng vào mùa cam chín. Dọc theo con đường trải nhựa phẳng lì dẫn vào trung tâm xã, thấp thoáng những vườn quả vàng tươi trong nắng. Tuy chưa phải là xã có diện tích cây ăn quả được xếp vào hàng nhiều nhất của huyện Văn Chấn (Yên Bái), nhưng mùa quả này được xem là mùa bội thu của nhiều nhà vườn ở Thượng Bằng La.


Làm giàu bằng khoa học kỹ thuật

Câu nói đầy ấn tượng đó của anh nông dân Trần Quốc Cường tại một lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh cây vải thiều do Trạm BVTV huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang phối hợp với Cây CP sinh học nông nghiệp HPC (Viện Sinh học nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh) tổ chức làm tôi tò mò tìm đến thăm gia trại nhỏ của gia đình anh ngụ tại thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.


Nghệ An: Ong nuôi được mùa, trúng giá

Mật ong rừng ngày càng khan hiếm thì ong nuôi lại càng "trúng giá". Với mức giá hiện nay là 100.000 đồng/lít các hộ nuôi ong có thu nhập tới 1,5 triệu đồng/tháng. Thông qua các nguồn vốn khác nhau, nông dân Nghệ An đang triển khai hiệu quả mô hình nuôi ong trong vườn nhà và đến nay, toàn tỉnh có trên 100.000 tổ ong do nông dân tự nuôi.


Cần Thơ: Mô hình xen canh lúa – màu đạt hiệu quả kinh tế cao

Trong vụ mùa vừa qua, nông dân các huyện ngoại thành tại Cần Thơ thực hiện thành công mô hình xen canh lúa – màu, cây công nghiệp ngắn ngày với hơn 10.000 ha cho hiệu quả kinh tế cao.


Phú Thọ: Anh Hải "3 trong 1"

Bây giờ khi đã là chủ một trang trại rộng lớn gồm 10 ha rừng trồng, 3 ha hồ nuôi cá với đàn gia súc, gia cầm lên tới gần 1.000 con, cựu chiến binh Vũ Xuân Hải (khu 8, xã Hậu Bổng, Hạ Hòa, Phú Thọ) vẫn chưa quên được những ngày tháng khốn khó nhất của vợ chồng anh trước kia.


Tỷ phú tiêu

Đến thôn 6, xã YaPlăng, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, hỏi thăm, ai cũng biết anh Nguyễn Văn Luyến, một nông dân trồng tiêu giỏi. Anh tâm sự "Mẹ mất sớm, năm 1977, bố và ba anh em tôi bồng bế dắt díu nhau từ ngoại thành Huế, đi vùng kinh tế mới tít tận vùng Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Lúc đầu Nhà nước cấp cho gia đình 1,5 ha đất trống.


<< < 182 183 184 185 186 > >>