00:00 Số lượt truy cập: 2666731

Lai Châu: Tích cực hỗ trợ khoa học công nghệ cho nông dân 

Được đăng : 03/11/2016

Trong năm 2013, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ lãnh đạo, chỉ đạo các cấp Hội, các phòng ban chuyên môn, các đơn vị trực thuộc tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao công nghệ, dạy nghề ngắn hạn, tin học văn phòng, phát hành các ấn phẩm chuyên đề phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn nhằm tăng cường trang bị cho bà con nông dân kiến thức về KH&CN để nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.


Hai ngành đã phối hợp xuất bản 12 ấn phẩm thông tin chuyên đề phục vụ nông nghiệp, nông thôn (bằng 2040 bản), hướng dẫn những kỹ thuật sản xuất mới như: trồng rau sạch; trồng các loại nấm ăn: nấm sò, nấm rơm, nấm mỡ, mộc nhĩ; nuôi trồng thủy sản... đến đông đảo hội viên, nông dân.

Trang thông tin KH&CN thường xuyên cập nhật các thông tin phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và các điển hình nông dân sản xuất giỏi. Từ tháng 6 năm 2013 Sở Khoa học và Công nghệ chính thức đã mở chuyên trang KHCN định kỳ mỗi tháng phát sóng một lần trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh. Nội dung tập trung chủ yếu giới thiệu các tiến bộ khoa học kỹ thuật mà các đề tài, dự ánđang triển khai có hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục duy trì các điểm truy cập Internet phục vụ cộng đồng, tổ chức các lớp tập huấn khai thác thông tin KHCN đã góp phần nâng cao kỹ năng sử dụng máy vi tính, khai thác thông tin trên mạng internet, tiếp cận công nghệ thông tin phục đời sống. Quản lý khai thác hiệu quả trạm thông tin tại cơ sở, đồng thời chứng minh việc đầu tư thêm một số trạm khai thác thông tin và giao cho Hội Nông dân cơ sở quản lý và khai thác là điều cần thiết.

Trong năm 2013, Hội Nông dân tỉnh tiếp tục thực hiện đề tài khoa học: "Nghiên cứu sự phân bố và lưu hành của vi rút Lở mồm long móng (LMLM) tại tỉnh Lai Châu giai đoạn 2006-2011". Dịch LMLM gia súc vẫn tái phát hàng năm trên địa bàn tỉnh làm hàng ngàn gia súc mắc bệnh, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chăn nuôi của tỉnh. Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả phòng chống bệnh LMLM trên địa bàn tỉnh, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Viện Thú y, Trung tâm Chẩn đoán thu y Trung ương, Trạm thú y các huyện, thị xã tiến hành thực hiện đề tài để có những nghiên cứu sâu về sự phân bố và lưu hành vi rút LMLM, từ đó có cơ sở khoa học để lựa chọn vắc xin phù hợp trong công tác phòng, chống bệnh.Tổ chức có hiệu quả cuộc thi "Nhà nông đua tài" nhằm tăng cường đa dạng hóa các hình thức phổ biến kiến thức KH&CN, trong đó chú trọng việc ứng dụng các thành tựu tiên tiến trong hoạt động phổ biến kiến thức thâm canh cây trồng, vật nuôi.

Hai ngành đã phối hợp tổ chức 6 lớp tập huấn chuyển giao công nghệ sản xuất các loại nấm ăn: nấm sò, nấm mỡ, nấm rơm, mộc nhĩ cho 300 hội viên nông dân tại: huyện Phong Thổ, huyện Sìn Hồ, huyện Mường Tè, huyện Tam Đường, huyện Tân Uyên, huyện Than Uyên đạt kết quả cao.

Phối hợp tổ chức 17 lớp đào tạo nghề cho 508 hội viên nông dân kết hợp thực hiện các mô hình thực hành nghề đảm bảo tiến độ, kịp thời vụ. Mở 12 lớp huấn luyện nông dân trên cây rau và thành lập 12 nhóm nông dân hoạt động phát triển cộng đồng vụ xuân - hè; duy trì hoạt động của 74 nhóm nông dân hoạt động phát triển cộng đồng tại huyện Phong Thổ, Tam Đường và thị xã Lai Châu.

Hướng dẫn, hỗ trợ hội viên nông dân xây dựng được 07 mô hình trồng trọt, chăn nuôi theo nhóm hộ cùng sở tích với 112 hộ tham gia (từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân).

Bằng các nguồn vốn khác nhau hai ngành đã phối hợp với các cấp các ngành tiến hành xây dựng các mô hình ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật thâm canh các giống cây trồng, vật nuôi mới như: nấm ăn, ngô lai CP888, CP989, lúa lai BIO 404, lúa thuần HT6, Nghi hương 2308 … nuôi dê sinh sản, Sind hóa đàn bò, nuôi thỏ thương phẩm, nuôi o­ng, nuôi tôm càng xanh, cá rô phi đơn tính … đã góp phần đa dạng hóa sản phẩm trong nông nghiệp, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.

Kết quả các dự án chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất tại các địa phương trong tỉnh đó tập trung vào giải quyết khó khăn trở ngại kéo dài về thời tiết, sâu bệnh, nếp nghĩ cách làm, năng lực thâm canh cho đồng bào các dân tộc thông qua con đường khuyến nông mở rộng, tập huấn, hội nghị đầu bờ, mô hình trình diễn. Vì vậy đã khơi dậy được tiềm năng năng suất cao, được chính quyền địa phương và người dân nhiệt liệt hưởng ứng, góp phần đưa năng suất vùng dự án tăng so với đại trà từ 15-20% nhiều diện tích lúa lai đạt năng suất 80-90 tạ/ ha/ vụ, lúa thuần 70-75 tạ/ha/ vụ, ngô lai đạt năng suất 42- 45 tạ/ ha, năng suất đậu tương đạt 15 - 22 tạ/ ha… Các mô hình chăn nuôi cũng đã tạo được nguồn thực phẩm đáng kể phục vụ tiêu dùng và cung cấp cho thị trường trong tỉnh./.