00:00 Số lượt truy cập: 2638151
Mô hình ứng dụng KH&CN

Quảng Trị: Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong lĩnh vực nông nghiệp được coi là giải pháp đột phá xây dựng nền nông nghiệp nước ta phát triển toàn diện theo hướng hiện đại. Đối với tỉnh Quảng Trị, năm 2008, UBND tỉnh đã phê duyệt đề án “Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNSH trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến 2015”, công tác nghiên cứu và ứng dụng CNSH trên địa bàn được các ngành, địa phương triển khai thực hiện và đạt được một số kết quả nhất định. Việc áp dụng CNSH trong nông nghiệp được xem là một trong những giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị nhằm hướng tới 3 mục tiêu cơ bản là nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập của nông dân và phát triển nông nghiệp bền vững.


Thanh Hóa: Giúp bà con chăn nuôi gà thịt thả vườn an toàn dịch bệnh

Người dân xã Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa thường nuôi gà với quy mô nhỏ lẻ, phân tán theo hình thức thả tự do, ban ngày gà tự đi kiếm ăn, đêm đến thì gà ngủ trên cây, gà chậm lớn, hay mắc bệnh, tỷ lệ chết cao, dẫn đến hiệu quả thấp.


Đắk Nông: Sản xuất cà phê theo hướng bền vững ở Đắk Mil: Hiệu quả từ việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật

Theo Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Đắk Mil (Đắk Nông) thì việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh cây cà phê theo hướng bền vững trên địa bàn huyện đang được xem là một giải pháp lâu dài và hết sức cần thiết. Người dân cũng đã dần tiếp cận được các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.


Hà Tĩnh: Thắng đậm từ mô hình nuôi tôm công nghệ cao

Chúng tôi đến cánh đồng của Tổ hợp tác (THT) Nuôi trồng thủy sản Hợp Lực, xã Cẩm Dương, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh đúng vào lúc thu hoạch tôm vụ thu, các xã viên đang vận chuyển tôm lên chiếc xe đông lạnh đang chờ sẵn trên bờ...


An Phú (An Giang): Nhân rộng mô hình sản xuất rau màu trong nhà lưới

Việc ứng dụng mô hình nhà lưới vào sản xuất rau màu không chỉ cải thiện dân sinh, mà còn mở ra hướng đi mới cho nền nông nghiệp ở huyện đầu nguồn An Phú (An Giang). Thông qua việc tạo nên những sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng, năng suất cao sẽ đóng góp quan trọng vào chuỗi cung ứng và quá trình xây dựng nông thôn mới.


Mô hình trồng nấm rơm ngoài trời theo hướng an toàn thân thiện với môi trường ở Ninh Hòa (Khánh Hòa)

Là địa phương có thế mạnh về sản xuất lúa, nông dân tại xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đã có sáng kiến làm quy trình sản xuất nấm rơm ngoài trời theo một quy trình khép kín. Thay vì đốt rơm rạ như trước kia một cách lãng phí, thì nay bà con nông dân tận dụng ngay nguồn rơm để làm nấm. Sau khi thu hoạch nấm xong, nguồn rơm lại được xử lý thành mùn hữu cơ để cung cấp cho các loại cây trồng khác. Đây được xem là quy trình sản xuất an toàn thân thiện với môi trường, ít chi phí sản xuất, giúp nông dân cải thiện kinh tế đáng kể.


An Giang: Nông dân Chợ Mới nuôi bò theo hướng công nghệ cao

Hiện nay nhiều địa phương trên địa bàn huyện Chợ Mới (An Giang) đã biết tận dụng lợi thế sẵn có để phát triển kinh tế gia đình. Trong đó, việc nuôi bò theo hướng ứng dụng công nghệ cao đang được nhiều hộ dân thực hiện, vì hiệu quả kinh tế mang lại khá cao so với cách nuôi truyền thống.


Hà Tĩnh: Hiệu quả bước đầu nuôi thử nghiệm cá chim vây vàng

Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng vật nuôi thành phố Hà Tĩnh phối hợp với Sở khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh triển khai Dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) xây dựng mô hình thử nghiệm nuôi thương phẩm cá chim vây vàng bằng lồng tại xã Thạch Hạ, thành phố Hà Tĩnh.


Yên Bái: Nuôi cá quây lưới trên hồ Thác Bà

Là địa phương có diện tích mặt nước hồ Thác Bà lớn với trên 5.000ha, huyện Yên Bình (Yên Bái) có tiềm năng lớn trong phát triển nuôi trồng thủy sản. Phát huy tiềm năng này, huyện đã triển khai mô hình cá quây lưới trên hồ Thác Bà.


Dũng “bồ câu” và hành trình trở thành ông chủ

Anh Trần Minh Dũng, 37 tuổi, ở khu phố Phú Hội, phường Vĩnh Phú, TX.Thuận An, tỉnh Bình Dương hiện sở hữu 4 nhà hàng mang tên Dũng “bồ câu” và gần 20 trại nuôi chim bồ câu đặt tại 6 tỉnh, thành miền Đông Nam bộ và Nam Trung bộ. Bình quân mỗi tháng các trại bồ câu mang về số lượng chim thương phẩm từ 3.000 - 5.000 cặp. Để trở thành ông chủ như hôm nay là cả một hành trình đối với Dũng “bồ câu”.


<< < 15 16 17 18 19 > >>