00:00 Số lượt truy cập: 2662191

Một số bệnh ở cá tra và cá basa nuôi trong bè 

Được đăng : 03/11/2016

1.Bệnh trùng quả dưa


·Nguyên nhân mắc bệnh

Bệnh do trùng quả dưa (Ichthyophthiosis) gây ra. Loại trùng này thường ký sinh trên da, mang và vây cá. Bệnh thường gặp ở giai đoạn cá giống.

·Triệu chứng

Khi mới mắc bệnh, cá thường nổi đầu lên mặt nước, bơi lội lờ đờ. Khi bệnh nặng, mang cá sẽ bị tổn thương, dẫn đến cá bị ngạt thở và chết.

·Điều trị

Tắm cho cá bằng hỗn hợp muối ăn (NaCl) và thuốc tím (KMnO4), liều dùng: 7kg muối ăn + 4g thuốc tím/m3 nước.

2.Bệnh sán lá đơn

·Nguyên nhân mắc bệnh

Bệnh chủ yếu do sán Dactylogyrus (sán lá 16 móc) và Gyrodactylus (sán lá 18 móc) gây ra. Chúng thường ký sinh vào mang cá, làm lở loét nghiêm trọng. Bệnh thường xảy ra đối với cá hươngvà cá giống.

·Triệu chứng

Cá bị bệnh thường nổi đầu gần mặt nước và tập trung nơi có dòng nước chảy. Khi bệnh nặng, mang cá bị viêm và tiết nhiều nhớt, tia mang ra đời, dần dần cá không hô hấp được và chết.

·Điều trị

Dùng thuốc tím (KMnO4) với liều lượng 20g/m3 nước, tắm cho cá từ 15 đến 30 phút. Hoặc dùng muối ăn nồng độ 2-3%, tắm cho cá từ 5-10 phút.

Luôn giữ cho môi trường nước trong sạch, khôngbị ô nhiễm.

3.Bệnh giun sán nội ký sinh

·Tác nhân gây bệnh: bệnh gây ra bởi giun móc (Acantho-cephala), sán dây (Bothricephalus) hoặc giun tròn (Philometra).

·Triệu chứng: Bệnh giun sán nội ký sinh thường không gây thành dịch, không làm chết cá hàng loạt, nhưng làm cho cá chậm lớn, gầy yếu. Giun sán có thể gây tắc ruột, thủng ruột, tạo điều kiện cho các loài vi khuẩn khác phát triển và gây bệnh cho cá.

·Điều trị: Trộn thuốc tẩy giun sán vào thức ăn và cho cá ăn. Đồng thời phải giữ cho môi trường nước trong sạch, không bị ô nhiễm./.