00:00 Số lượt truy cập: 2662984

Ngộ độc thức ăn nhiễm tụ cầu khuẩn 

Được đăng : 03/11/2016

1.Ngộ độc thức ăn nhiễm tụ cầu khuẩn

Thức ăn bị lây nhiễm tụ cầu khuẩn từ mụn nhọt, ho viêm họng của người nấu bếp, hoặc từ mụn lở, ghẻ của gia súc bị vắt sữa, giết thịt… 

Do độc tố bền với nhiệt, nấu ở 120 độ trong 20 phút vẫn còn khả năng gây bệnh, nên sau khi nhiễm  khuẩn 1-6 giờ có đến 90- 95% số người cùng ăn (đám giỗ kị, đám cưới, liên hoan, nhà hàng, bếp tập thể) đều nhất loạt phát bệnh…. Triệu chứng thường không có sốt khi đau bụng, nôn dữ dội, có khi nôn ra máu, đau rút các cơ, toát mồ hôi lạnh, bệnh kéo dài vài giờ đến 1-2 ngày.

* Chữa bệnh:

+ Các trường hợp ngộ độc nặng, phải đưa cấp cứu tại bệnh viện

+ Dùng các bài thuốc có dược tính ức chế tụ cầu khuẩn:

a)Diếp cá 100g, lá lốt 50g, củ hẹ 10g,- rửa sạch , giã nhuyễn, thêm 100ml nước chín, vắt nước cốt uống, 3-5 L/N.

b)Lá chó đẻ răng cưa 100g, trầu 20g- rửa sạch giã vắt nước cốt uống.

c)Sài đất 50g, hương nhu 30g, lá tràm 30g-sắc nước uống.

d)Lá sả 100g, lá xoài 50g, quế 8g- sắc uống

e)Lá đại 20g, ngải cứu 20g, đơn tướng quân 20g- sắc uống

f)Lá vối 50g, chè vằng 50g, lá sim 50g- sắc uống.

g)Kim ngân 16g, hoàng bá 12g, hoàng đằng 12g, thạch xương bồ 16g, tô mộc 12g, hậu phác 12g, sơn thù du 12g, đương quy 12g, liên kiều 8g, cam thảo 8g- sắc uống, 1-2 thang/N.

2. Ngộ độc thức ăn nhiễm khuẩn E.COLI:

Thức ăn bị hư hỏng, chuột bọ vầy phá thường bị nhiễm khuẩn E.Coli, nạn nhân sau khi ăn các thức ăn nhiễm khuẩn 24-72 giờ, sẽ bị tháo dạ như nước xối, đau quặn bụng, có nôn mửa… dẫn đến tình trạng kiệt nước, rối loạn các chất điện giải và thăng bằng kiềm toan.

* Phòng bệnh: không ăn thức ăn để lâu, trở mù,i nhiễm bẩn.

* Chữa bênh:

+ Các trường hợp nặng phải đưa đến bệnh viện cấp cứu.

+ Dùng các bài thuốc có được tính ức chế khuẩn E.Coli:

a)Diếp cá 100g, lá lốt 50g, củ hẹ 10g- rửa sạch giã nhuyễn, thêm 100ml nước chín, vắt nước cốt cho uống.

b)Lá sả 50g, húng chanh 50g- sắc uống.

c)Lá sen cạn 100g, bạch đồng nữ 50g- sắc uống.

d)Lá tràm 50g, lá trùm ngây- sắc uống.

e)Lá vối 100g, hương nhu 300g- sắc uống.

f)Hoàng liên 12g, kim ngân 16g, tô mộc 12g, thạch xương bồ 16g, bạch chỉ 8g, sâm đại hành 8g, xuyên tâm liên 16g, cam thảo 8g- sắc uống.

1.Ngộ độc thức ăn nhiễm khuẩn SAL.MONELL.A:

Bệnh thương hàn- phố thương hàn còn phổ biến ở nhiều địa phương. Khuẩn salmonella từ người lành nhiễm khuẩn, từ thịt gia súc mắc bệnh…lây nhiễm vào thức ăn, gây nhiễm độc cấp tính.

Sau khi nhiễm khuẩn 6-72 giờ, bệnh nhân bị sốt cao đột ngột 38-40 độ kéo dài 1-2 ngày hay 3-5 ngày, có khi rét run, nặng bụng , buồn nôn, nôn dữ dội , tiêu chảy tháo dạ 10 -15L/N, đau quặn bụng từng cơn quanh rốn.

* Phòng bệnh:không ăn thịt gia súc ốm chết ngừa lây nhiêm salmonella và các loại mầm bệnh khác. Vệ sinh môi trường, xử lý phân rác, nước bẩn….không để nhiễm khuẩn vào thức ăn…

* Chữa bệnh:

Dùng các bài thốc có được tính ức chế khuẩn salmonella:

a) Lá lốt 5og, củ hẹ 20g-rửa sạch, giã vắt nước cốt cho uống

b)Lá sả 100g, lá sen cạn 50g- vắt nước uống.

c)Lá chó đẻ răng cưa 50g, trầu 20g- rửa sạch , giã vắt nước cốt uống.

d) Bạc hà 20g, hương nhu 50g, ngải cứu 12g, quế 8g- sắ uống.

e)Lá xoài 30g, lá vối 50g , lá tràm 50- sắc uống

Dùng bài( g) chữa ngộ độc thức ăn e.coli.