00:00 Số lượt truy cập: 2668586

Phân tích chuỗi giá trị cây chè tỉnh Thái Nguyên (Phần cuối) 

Được đăng : 03/11/2016

Bảng 3: Tổng hợp chi phí, giá bán và thu nhập

trong chuỗi giá trị cây chè

Loại hộ

% tổng chí phí gia tăng

% giá bán lẻ

% tổng thu nhập gia tăng

Hộ sản xuất

18.49

4.48

1.42

Hộ chế biến

54.98

54.53

55.08

Hộ thu gom

2.11

1.69

1.57

Hộ bán buôn

6.84

3.37

2.58

Hộ bán lẻ

17.58

35.94

39.35

Theo một nghiên cứu khác do ADB tiến hành, những người thu gom và tư thương có lợi nhuận đơn vị khoảng 50 đồng/kg, nhưng tư thương có lượng hàng cao nên mức lợi nhuận họ thu được cũng cao hơn. Với các cơ sở chế biến lợi nhuận từ chè xanh cao hơn chè đen. Cũng theo nghiên cứu này thì chi phí ở cấp độ sản xuất chiếm đại đa số trong chuỗi giá trị (khoảng 70%). Các hộ chế biến nhận được tỷ trọng lợi nhuận cao hơn cả trong chuỗi giá trị (31%) điều này cho thấy sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn nếu gia tăng giá trị thông qua chế biến. Các nhà bán lẻ ở Thái Nguyên chiếm tỷ trọng lợi nhuận cao nhất (45,5%).

IV- Kết luận và đề xuất:

1- Kết luận:

* Về sản xuất:

Nhìn chung quy mô sản xuất của nhỏ, trình độ thâm canh thấp, vẫn sử dụng nhiều giống cũ, chất lượng sản phẩm thấp, không đồng đều, sử dụng nhiều phân bón, vẫn lạm dụng thuốc BVTV, đặc biệt đối với nhóm hộ tự do. Các hộ nhìn chung là thiếu thông tin, ít được đào tạo tập huấn, thiếu vốn sản xuất, đặc biệt là đối với hộ tự do. Nhiều hộ nông dân đã liên kết và hợp tác với nhau sản xuất sản phẩm chè an toàn và sản phẩm chè hữu cơ, nhưng lại gặp nhiều khó khăn như năng suất thấp, chất lượng sản phẩm thấp, giá bán chỉ bằng hoặc cao hơn một chút, thậm chí thấp hơn so với sản phẩm thông thường, người tiêu dùng khó phân biệt giữa chè an toàn, chè hữu cơ với chè thường,...

* Về chế biến:

Nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định, chất lượng nguyên liệu không cao; trình độ công nghệ chiến biến thấp, thiết bị chế biến còn đơn giản, chỉ trừ một số doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp liên doanh nên khó tạo ra sản phẩm đa dạng và chất lượng cao; nhiều cơ sở chế biến mới tập trung mở rộng quy mô, chứ chưa đầu tư nâng cấp công nghệ. Sản phẩm trong kênh tiêu thụ có liên kết được chế biến bằng công nghệ hiện đại và phục vụ chủ yếu cho thị trường xuất khẩu, nên phụ thuộc rất nhiều vào thị trường này. Với các kênh còn lại, công nghệ chế biến thô sơ, sản phẩm chế biến có chất lượng thấp, đặc biệt là các hộ tự do. Sản phẩm chế biến trong kênh này chủ yếu phục vụ thị trường tiêu thụ trong nước.

* Về tiêu thụ sản phẩm:

Sản phẩm trong kênh liên kết chính thức chủ yếu phục vụ thị trường xuất khẩu. Trong kênh này, người sản xuất không có ảnh hưởng nhiều đến việc quyết định giá bán sản phẩm vì do doanh nghiệp quyết định, nhưng đổi lại họ lại được hưởng những phúc lợi xã hội và đầu ra tương đối ổn định. Trong khi các hộ trang trại có ảnh hưởng nhiều hơn trong việc quyết định giá cả của mình, thì các hộ tự do gần như là người chấp nhận giá.

* Về liên kết hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:

Với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các tổ chức quần chúng và các tổ chức NGOs, sự liên kết hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đã được quan tâm thúc đầy và có đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, sự liên kết, hợp tác mới chủ yếu dừng lại ở khâu sản xuất, còn khâu tiêu thụ sản phẩm còn rất hạn chế.

* Về thu nhập:

Qua phân tích có thể thấy thu nhập từ khâu sản xuất rất thấp, thu nhập từ thu gom và bán buôn chủ yếu dựa trên số lượng sản phẩm giao dịch, thu nhập nhiều nhất là khâu chế biến.

2- Kiến nghị:

- Cần phải tăng cường tập huấn nâng cao trình độ cho người sản xuất, tạo điều kiện giúp họ về vốn về thông tin thị trường, đặc biệt là đối với các hộ tự do. Đẩy mạnh phát triển sản xuất chè an toàn và chè hữu cơ, đặc biệt là chè an toàn.

- Hỗ trợ cho các hộ sản xuất mở rộng và nâng cao công nghệ chế biến. Đối với các hộ tự do có thể hỗ trợ thiết bị chế biến đơn giản và phương tiện bảo quản để giúp cho họ có điều kiện nâng cao thu nhập phù hợp với điều kiện của mình.

- Hỗ trợ hoàn thiện các kênh tiêu thụ và hỗ trợ các hoạt động tuyên truyền, quảng bá và xây dựng thương hiệu cho các vùng chè hoặc cơ sở sản xuất chế biến sản phẩm.