00:00 Số lượt truy cập: 2662329

Phương thức luân canh rau đặc sản 

Được đăng : 03/11/2016
Để tăng thu nhập trên diện tích chuyên trồng rau màu, bà con nên trồng các loại rau đặc sản có sử dụng vòm che, màng phủ trong nông nghiệp. Nếu có điều kiện, bà con xây dựng nhà lưới đơn giản để có thể trồng rau đặc sản quanh năm. Trong các nhà lưới, vòm che, nên áp dụng một số phương thức luân canh hợp lý nhất.



- Trồng ớt ngọt (từ 15-1 đến 15-5), trồng đậu đũa (từ 20-5 đến 20-8), cải ngọt (từ 25-8 đến 30-9), cải spinach (từ 5-10 đến 10- 11).


- Trồng cải ngọt (từ 15-1 đến 15-2), xà lách (từ 20-2 đến 30-3), cần tây (từ 2-4 đến 25-7), bí ngồi (từ 1-8 đến 13-10), đậu Hà Lan (từ 15-10 đến 10-11).


- Trồng bí ngồi (từ 10- 1 đến 30-3), cải ngọt (từ 2-4 đến 15-5), xà lách (từ 17- 5 đến 25- 6), đậu đũa (từ 30- 6) đến 5-10), bắp cải (từ 7-10 đến 5-1 năm sau).


- Trồng cải ngọt (từ 5-1 đến 25-1), súp lơ xanh (từ 30-2 đến 5-4), xà lách (từ 7-4 đến 17-5), cải xanh (từ 20-5 đến 5-4), cải bắp (từ 10- 7 đến 15-10), đậu cô ve leo (từ 20-10 đến 30- 12).


- Trồng cải ngọt (từ 20- 12 đến 25- 2 năm sau), xà lách (từ 1-3 đến 15-4), cà chua (từ 20- 4 đến 20-6), mùi tàu (từ 22-6 đến 30- 7), cải spinach (từ 5-8 đến 25-10), cần tây (từ 27-9 đến 15-12).


- Trồng đậu Hà Lan (từ 5-12 đến 10-3), cải ngọt (từ 15-3 đến 30-4), xà lách (từ 2-5 đến 15-6), đậu đũa (từ 20- 6 đến 15-9), súp lơ xanh (từ 19-9 đến 20-11).