00:00 Số lượt truy cập: 2662915

Tài liệu: Phương pháp xây dựng, giám sát và đánh giá dự án cho quy mô hộ, trang trại sản xuất chè (P2) 

Được đăng : 03/11/2016

3.5. Chu trình dự án


* Chu trình của dự án là các thời kỳ và các giai đoạn mà một dự án cần trải qua, bắt đầu từ thời điểm có ý định đầu tư cho đến thời điểm kết thúc dự án.

* Các thời kỳ: 3 thời kỳ

- Chuẩn bị dự án

- Thực hiện dự án

- Kết thúc dự án

* Các giai đoạn trong chu trình dự án: 5 giai đoạn

Sơ đồ: Chu trình dự án


Giai đoạn 1: xác định dự án là nhằm phát hiện cơ hội đầu tư bằng cách nghiên cứu các lợi thế so sánh, tình hình kinh tế, các chính sách phát triển của Quốc gia.

 

Giai đoạn 2: Phân tích dự án:

+ Nghiên cứu tiền khả thi: giai đoạn này chỉ áp dụng cho các dự án lớn. Trong nghiên cứu tiền khả thi số liệu không đòi hỏi có độ chính xác cao mà chủ yếu dựa vào số liệu thứ cấp. Nếu đang nghiên cứu thấy dự án không thuận lợi thì chúng ta có thể ngừng ngay, không nghiên cứu nữa.

+ Nghiên cứu khả thi: (nghiên cứu luận chứng kinh tế kỹ thuật): giai đoạn này rất quan trọng, đòi hỏi số liệu chính xác và trung thực nên chi phí nghiên cứu khá tốn kém. Nghiên cứu khả thi bao gồm các mảng sau:

-Nghiên cứu thị trường

-Nghiên cứu kỹ thuật

-Nghiên cứu tài chính

-Nghiên cứu hiệu quả kinh tế

-Nghiên cứu phúc lợi và môi trường

Các dự án khi thực hiện giai đoạn này cần xem xét kỹ các bước. Nếu là dự án công hay dự án phát triển thì không quan tâm đến phân tích hiệu quả kinh tế hay phân phối thu nhập.

 

Giai đoạn 3: Thẩm định dự án

 

Giai đoạn 4: Thực hiện dự án

 

Giai đoạn 5: Đánh giá và nghiệm thu

Câu hỏi

1.hãy nêu các dự án phát triển nông thôn của tỉnh nhà những năm qua?

2.những vấn đề bất cập trong phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh nhà?

 

XÂY DỰNG DỰ ÁN

 

A. MỤC ĐÍCH

- Giúp cho học viên nắm được những kiến thức cơ bản xây dựng một dự án.

- Học viên tự xây dựng một dự án phù hợp.

 

B. NỘI DUNG

 

I. XÁC ĐỊNH DỰ ÁN (NHẬN DẠNG DỰ ÁN)

 

1.1. Xác định dự án là gì ?

Việc xác định hay nhận dạng một dự án là một quá trình xác định nhu cầu, điều kiện tiên quyết và những chính sách từ ý tưởng về dự án được diễn biến thành những hành động thực tế.Đây là bước đầu tiên, thường được gọi là bước chuẩn bị dự án.

- Xác định dự án cần trả lời các câu hỏi sau:

Dự án liên quan đến lĩnh vực nào?

Vấn đề mắc phải là vấn đề gì?

Lẽ ra vấn đề đó nên như thế nào?

Sự thiếu vắng của các dự án có liên quan đến vấn đề đó?

 

1.2. Kỹ thuật nhận dạng dự án

Để nhận dạng dự án, người ta thường tiến hành các cuộc khảo sát về:

-Thị trường

-Đặc điểm kinh tế xã hội

-Nguyên vật liệu

-Công nghệ, thiết bị

-Địa điểm, địa chất công trình

-Năng lực của các đơn vị lập dự án

Kết quả nhận dạng dự án, cần lập nên một bản báo cáo kinh tế kỹ thuật (báo cáo khả thi) về cơ hội đầu tư, về sự cần thiết và yêu cầu của dự án.

Báo cáo khả thi (luận chứng kinh tế- kỹ thuật): là báo cáo phản ánh kết quả nghiên cứu khả thi với tính cách là quá trình nghiên cứu cụ thể, có hệ thống về các vấn đề kinh tế, kỹ thuật xã hội, môi trường có ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện dự án.

Dựa vào báo cáo khả thi này mà cần làm rõ:

-Tính chuẩn xác của mục tiêu dự án.

-Phương án tối ưu dựa trên hệ thống các giải pháp.

-Triển vọng đạt yêu cầu về hiệu quả dự án.

 

1.3. Nội dung chủ yếu của báo cáo khả thi (luận chứng kinh tế kỹ thuật)

Gồm các phần sau:

1.Căn cứ lập báo cáo

2.Sản phẩm, dịch vụ cần thiết

3.Phân tích thị trường

4.Phương thức cung cấp yếu tố đầu vào

5.Quy mô sản phẩm, dịch vụ

6.Công nghệ, trang thiết bị

7.Nguyên nhiên vật liệu

8.Địa điểm, đất đai

9.Xây dựng cơ bản các công trình

10.Tổ chức sản xuất kinh doanh

11.Nhân lực

12.Tiến độ đầu tư

13.Nhu cầu vốn là nguồn vốn

14.Phân tích tài chính

15.Phân tích kinh tế

16.Phân tích tác động tới xã hội

17.Kết luận và kiến nghị

Thí dụ: nội dung dự án đầu tư (nghiên cứu khả thi)

 

1. Chủ đầu tư

2. những căn cứ

- Cơ sở pháp lý

- Cơ sở phân tích thị trường

3. Lựa chọn hình thức đầu tư

- Đầu tư chiều sâu (mở rộng trên cơ sở đã có)

- Đầu tư mới hoàn toàn

- Công suất của dự án

4. Chương trình sản xuất kinh doanh

- Sản xuất hay cung cấp dịch vụ

- Các nhu cầu đầu vào và giải pháp đảm bảo

- Chương trình bán hàng

5. Các phương án về bố trí địa điểm sản xuất kinh doanh

- Điều kiện cơ bản

- Điều kiện kinh tế

- Những lợi ích mang lại cho xã hội và cộng đồng

6. Công nghệ thiết bị

- Công nghệ (phương án thủ công hay hiện đạ, chuyển giao, chi phí)

- Phần thiết bị (danh mục các thiết bị, nguồn cung cấp và chi phí)

7. Đánh giá tác động môi trường và giải pháp xử lý

- Những tác động

- Những nguyên nhân

- Giải pháp xử lý

8. Phần kiến trúc, xây dựng và thi công xây lắp

- Xây dựng (thiết kế, tiêu chuẩn, giải pháp, khối lượng, chi phí).

- Tổ chức thi công xây lắp (phương án, giải pháp, điều kiện thiết bị)

9. Tổ chức quản lý sản xuất và bố trí lao động

10. Phân tích tài chính, kinh tế, xã hội và môi trường

* Phân tích khía cạnh lợi ích tài chính

- Tổng vốn đầu tư

- Cơ cấu vốn và nguồn vốn

- Tiến độ huy động

- Tính toán thu, chi, lợi nhuận và các chỉ tiêu hiệu quả

Doanh thu

Chi phí, giá thành

Lỗ lãi

Tổng kết tài sản

Xác định điểm hoà vốn

Thời gian hoà vốn

Các chỉ tiêu NPV, IRR

* Phân tích khía cạnh lợi ích kinh tế

* Phân tích khía cạnh môi trường

11. Tổ chức thực hiện

12. Kết luận và đề nghị

 

II. THIẾT KẾ DỰ ÁN

Mỗi dự án được thiết kế bằng việc sử dụng các phương pháp thông thường khác nhau.

Thiết kế dự àn chính là việc xác định không logíc bao gồm những phần chính như sau đây:

1.Tên dự án

2.Các căn cứ pháp lý

3.Mục tiêu và phạm vi của dự án

4.Mô tả kỹ thuật của dự án

5.Phân tích thi trường

6.Phân tích tài chính

7.Hiệu quả kinh tế- xã hội, môi trường

8.Tổ chức thực hiện dự án

9.Kết luận và kiến nghị

 

III. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG XÁC ĐỊNH DỰ ÁN

 

3.1. Phương pháp thu thập số liệu kinh tế xã hội phục vụ cho việc xây dựng dự án

 

3.1.1. Chọn điểm

- Chọn điểm xây dựng dự án cần bám sát vào mục tiêu của dự án, hiện trạng phát triển của sản phảm, ngành nghề, dịch vụ mà dự án cần đầu tư, điều kiện tự nhiên, sự phân bố dân cư, tài nguyên, dựa vào nguồn lực (tài chính, lao động).

- Yêu cầu: điểm chọn cần đại diện cho các tiêu chí mà dự án đưa ra.

 

3.1.2. Các loại số liệu cần thu thập

Số liệu đã công bố (Secondary, data): là các số liệu đã xuất bản như sách, tạp chí, đề tài, luận án, luận văn…Đây là những tài liệu đã công bố nên do nhiều cơ quan nắm giữ. Do đó, cần phải lập ra bảng liệt kê các thông tin cần thu thập. Bảng này cần nói rõ thông tin nào? ở đâu? Vào lúc nào?

 

 

 

 

 

 

 

Xây dựng dự án

1.XÂY DỰNG DỰ ÁN PHÁT TRIỂN

2.Mục tiêu khóa tập huấn

Hiểu biết về các bước trong tiến trình xây dựng dự án

Biết xây dựng các chỉ báo cho các hoạt động

Biết cách viết dự án đúng quy cách

3.Nội dung tập huấn

Khái niệm phát triển, dự án

Các yếu tố của một dự án

Khảo sát nhu cầu

Xây dựng dự án

Khái niệm : Phát triển

Phát triển : Tiến trình năng động dẫn tới sự thay đổi và tăng trưởng, cải thiện chất lượng cuộc sống của những người tham gia, giúp họ tháo gỡ những trở ngại ngăn cản họ thể hiện toàn bộ tiềm năng của họ.

4.Các đặc điểm của phát triển thành công

Tùy thuộc lẫn nhau

Chia sẻ trách nhiệm và cùng lấy quyết định

Mục tiêu vì lợi ích của người dân

Phát triển nguồn nhân lực

Giao quyền

Thay đổi một cách cơ bản và dài hạn

Tôn trọng đối tượng và văn hóa của họ

Phòng ngừa hơn là trị liệu

5.Dự án

Dự án : một tập hợp các họat động có liên quan với nhau nhằm đạt một hoặc một số mục tiêu cụ thể được thực hiện trong một thời hạn nhất định, dựa trên những nguồn lực xác định.

Các yếu tố của một dự án Thực hiện và giám sát dự án Khảo sát nhu cầu Xây dựng dự án Lượng giá

Các thành phần của nội dung của một dự án

Mô tả tình hình của cộng đồng : nhu cầu cần có dự án để giải quyết những vấn đề

Mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể

Các hoạt động để đạt các mục tiêu

Cách thực hiện, thời gian, tài nguyên, cơ cấu tổ chức, nhân sự, các bên đối tác

Viễn cảnh tương lai sau khi thực hiện dự án

Dự trù kinh phí

6.Mô tả tình hình khảo sát nhu cầu cộng đồng

1.Tại sao phải khảo sát nhu cầu?

Để tìm hiểu cộng đồng nhìn nhận nhu cầu nào là quan trọng nhất

Để hiểu môi trường mà mình sẽ làm việc

Để đặt ưu tiên những gì mình có thể cùng làm với cộng đồng

7.2. Khảo sát nhu cầu

1.Khảo sát nhu cầu là gì?

Một vài đặc điểm tổng quát:

Có một bản dự thảo các câu hỏi cần được trả lời

Xác định trước quy mô mẫu khảo sát, số lượng và thành phần người dân cần khảo sát

Cần có sự THAM GIA

8.2.1. Các giai đọan khảo sát nhu cầu

1.Giai đoạn 1 : Động não

Tại sao tôi làm như thế ?

Các mục tiêu của tôi là gì khi làm khảo sát?

Tôi có sẵn sàng làm chưa?

Động não

9.2.1. Các giai đọan khảo sát nhu cầu

1.Giai đọan 2: khảo sát thông tin

Tôi làm gì sau khi biết những nhu cầu của cộng đồng?

Các tài nguyên hỗ trợ là gì khi làm khảo sát?

Tôi có sẵn sàng làm chưa?

Động não Khảo sát dữ liệu

10.2.1. Các giai đọan khảo sát nhu cầu

1.Giai đọan 3: Soạn các câu hỏi

Bạn cần tìm hiểu gì về cộng đồng?

Động não Khảo sát dữ liệu Soạn các câu hỏi

11.2.1. Các giai đọan khảo sát nhu cầu

1.Giai đoạn 4: Xác định các nhóm mục tiêu

Ai trong cộng đồng có thông tin trả lời các câu hỏi?

Rà sóat lại các câu hỏi dựa trên các nhóm mục tiêu đã được xác định

Động não Khảo sát dữ liệu Soạn câu hỏi Xác định các nhóm mục tiêu

(còn nữa)