00:00 Số lượt truy cập: 2668636

Tài liệu: Phương pháp xây dựng, giám sát và đánh giá dự án cho quy mô hộ, trang trại sản xuất chè 

Được đăng : 03/11/2016

PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG, GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
CHO QUY MÔ HỘ, TRANG TRẠI SẢN XUẤT CHÈ


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

 

 

 

 

 

 

 

TÀI LIỆU

 

 

 

 

PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG, GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN

CHO QUY MÔ HỘ, TRANG TRẠI SẢN XUẤT CHÈ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hà Nội, năm 2008

 



XÂY DỰNG, GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN

 

 

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VẾ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

 

I. MỤC TIÊU

- Giúp cho học viên nhận thức được sự cần thiết xây dựng các dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn.

- Cung cấp những kiến thức cơ bản về xây dựng, lựa chọn giám sát và quản lý dự án.

 

II. NỘI DUNG

 

1. Vai trò của nông thôn và những thách thức trong sự nghiệp phát triển nông thôn

 

1.1. Vì sao phải bàn đến nông thôn?

- Dân số nông thôn chiếm 80% dân số cả nước

- Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong GDP: 35%

- Nông thôn chiếm đại đa số các nguồn lực: 75% lao động xã hội, 86% diện tích đất đai, đại đa số tài nguyên nước, toàn bộ rừng và các tài nguyên khác.

- Nông thôn có 90% số người nghèo của cả nước, 46,5% cư dân nông thôn bị đói và nghèo, số người nghèo của nông thôn gấp hơn 2 lần của thành thị (19,6%) (WB, 1998).

- Kinh tế nông thôn không thể tách rời kinh tế quốc dân: “NÔNG THÔN -NÔNG NGHIỆP - NÔNG DÂN”

 

1.2. Thành quả trong phát triển nông thôn của nước ta?

- Chuyển đổi từ nền nông nghiệp tập trung bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường qua các giai đoạn:

1981- 1987: Khoán sản phẩm

1988- 1992: Khoán hộ

1993- nay: Luật mới về đất đai

- GDP của nông nghiệp tăng khá: 4,2%/năm 1991- 1997 và năm 1998 tăng 2%.

- Đủ lương thực cho tiêu dùng và trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới.

- Kinh tế nông thôn trở nên đa dạng hơn, nhiều hộ chuyển sang làm nghề, dịch vụ và công nghệ nông thôn.

- Tỷ lệ nghèo đói giảm so với 1990.

- Xã hội phát triển ổn định hơn.

 

1.3. Những cơ hội và thách thức trong phát triển nông thôn?

   1. Cơ hội

- Hội nhập kinh tế

- Thành tựu KHKT tiên tiến

- Trí lực dân tộc đang phát triển

2. Thách thức

- Nghèo đói: (theo ngân hàng Thế giới), 57% số hộ nghèo đói, số người nghèo đói gấp 2 lần thành thị. Chưa đảm bảo an ninh lương thực (dưới 500 kg/người trong 1 năm).

- Thiếu nước sinh hoạt.

- Thất nghiệp cao: 20- 30% số lao động. Hàng năm lao động xã hội tăng 1,5 triệu người, doanh nghiệp Nhà nước chỉ thu hút được dưới 10%; 87% lao dộng nông thôn không có chuyên môn.

- Mù chữ xuất hiện trở lại.

- Chênh lệch giữa người giàu và nghèo trong cùng một vùng ngày càng tăng.

- Sự phát triển không đồng đều giữa các vùng: nông thôn lạc hậu xa so với các thành thị, giữa các vùng kinh tế địa lý như miền núi và miền xuôi, vùng sâu, vùng xa.

- Chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng: Thu nhập của thành thị gấp 4- 5 lần so với nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi chậm phát triển.

- Đầu tư nước ngoài thấp: 10% số dự án, 5% số vốn FDI. Số dự án dưới 5 triệu đô la mỹ chiếm 74%.

- Môi trường bị xuống cấp, tài nguyên thiên nhiên nghèo kiệt, mất đa dạng sinh học.

- Khả năng tiếp nhận thị trường thấp: giá sản phẩm rẻ, giá đầu vào cao, thiếu dịch vụ trong nông thôn.

2. Tăng trưởng - phát triển?

2.1. Khái niệm tăng trưởng và phát triển?

Tăng trưởng?

Tạo ra nhiều sản phẩm hơn (đầu ra)

Phát triển?

-Nhiều hơn:

+ Số lượng và chất lượng sản phẩm.

+ Chủng loại sản phẩm (chăn nuôi, cây ăn quả, công nghiệp, dịch vụ…)

-Thay đổi:

-Môi trường kinh tế, xã hội- tổ chức và kỹ thuật.

-Cơ cấu kinh tế (nông- công- dịch vụ).

-Khả năng thích ứng với hoàn cảnh mới.

-Năng lực phúc lợi của nhân dân về kinh tế, văn hoá, giáo dục, xã hội và sự tự do của nhân dân.

-Phát triển đồng đều các tầng lớp cư dân và các vùng.

 

Quan hệ tăng trưởng và phát triển?

2.2. Phát triển bền vững nông thôn

Thế nào là phát triển bền vững?

Phát triển bền vững là một quá trình của sự thay đổi mà trong đó có sự khai thác và sử dụng tài nguyên, hướng đầu tư, hướng phát triển của công nghệ và kỹ thuật, sự thay đổi về tổ chức là thống nhất và làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của con người (UB Quốc tế về Phát tiển và Môi trường, 1987).

 

Mục tiêu phát triển bền vững?

1. Mục tiêu kinh tế

-Hiệu quả và năng suất.

-Đáp ứng những nhu cầu cơ bản.

-Tăng số lượng và chủng loại sản phẩm và dịch vụ.

-Tăng chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

2. Mục tiêu xã hội

-Đảm bảo công bằng xã hội.

-Giữ gìn bản sắc văn hoá.

-Ổn định về tổ chức.

-Đảm bảo sự tham gia của dân trong các hoạt động của sự phát triển

3. Mục tiêu môi trường

-Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên: đất, nước, sinh vật…

-Đảm bảo đa dạng sinh học, tăng năng xuất sinh học…

 

Sơ đồ: Chiến lược phát triển bền vững để xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam

Giảm sự cách biệt

Tăng khả năng tiếp cận với nguồn lực

Tăng sự tham gia của dân

Hoàn thiện quản lý rủi ro

Bảo vệ môi trường bền vững

- Cơ sở hạ tầng

- Xã hội

- Giáo dục

- Thông tin

- Đất đai

- Thịtrương

-Tìn dụng

- Nuồn lực khác

- Kinh tế

- Kế hoạch hoá

- Ra quyết định

- Thiên tai

- Bệnh tật

- Đầu tư

- Quản lý tài nguyên

- Hiểu biết

- Khuyến khích BV môi trường

 

3. Khái niệm về dự án

 

3.1. Dự án là gì?

Dự án là tập hợp các hoạt động mà nó thu hút nguồn nhân lực và vật lực trong một tổ chức tạm thời để đạt được mục tiêu cụ thể trong một thời gian xác định.

Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất về việc:

-Bỏ vồn để tạo mới.

-Mở rộng hoặc cải tạo một đối tượng nhất định.

-Để phục vụ sản xuất kinh doanh.

Nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định.

* Xét về hình thức: dự án là một tập hồ sơ, tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống một kế hoạch hoạt động trong tương lai.

Dưới góc độ đầu tư, dự án là một công cụ hoạch định việc sử dụng tài nguyên (nhân lực, vật tư, tài lực) để tạo ra kết quả kinh tế- tài chính trong một thời gian dài.

* Mục tiêu của dự án:

- Mang lại lợi nhuận.

- Tạo ra nhiều của cải vật chất dịch vụ.

- Phát triển kinh tế và cải thiện đời sống.

 

3.2. Mối quan hệ giữa kế hoạch, chương trình và dự án?

 

Kế hoạch

Chương trình 1

Chương trình 2

Chương trình 3

Dự án 1

Dự án 2

Dự án 3

 

Một kế hoạch phát triển có thể bao gồm nhiều chương trình và một chương trình gồm nhiều dự án.

Quy mô của một dự án có thể rất khác nhau. Một dự án có thể liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau. Do số lượng hoạt động liên quan mà một dự án lớn có thể được chia thành nhiều tiểu dự án nhỏ.

 

3.3. Phân loại dự án

* Dự án sản xuất kinh doanh: dự án sản xuất ra sản phẩm nào đó ví dụ tạo ra lương thực, thực phẩm, hàng thủ công,… (dự án đầu tư).

Dự án đầu tư có 2 loại:

-Dự án tư

-Dự án công

* Dự án phi sản xuất: đó là các dự án không tạo ra sản phẩm vật chất cụ thể nào nhưng lại tạo ra một dịch vụ thiết yếu nào cho cộng đồng như dịch vụ, khuyến nông, y tế, giáo dục, cung cấp nước, v.v…(dự án phát triển).

 

3.4. Vai trò của dự án

- Góp phần xây dựng cơ sở vật chất

- Giải quyết tốt mối quan hệ cung cầu về vốn, về sản phẩm

- Phát triển và tăng trưởng nền kinh tế

 (còn nữa)