00:00 Số lượt truy cập: 2638354

Tẩy giun tóc - giun kim 

Được đăng : 03/11/2016

Nhiễm giun tóc - giun kim là bệnh khá phổ biến, trẻ em và người lớn đều có thể mắc. Giun không chỉ gây ngứa lở rất khó chịu vùng hậu môn mà còn là thru phạm gây nhiều trường hợp viêm ruột thừa cấp và mãn tính, rối loạn sinh dục…


Giun kim trưởng thành dài 3mm – 1cm, con cái dài gấp 3 lần con đực, màu trắng đục, chúng chỉ sống được 6-8 tuần, sau khi giao hợp xong thì con đực chết, con cái đẻ trứng xong cũng chết luôn. Giun cái chứa tới 11.000 cái trứng mỗi con, có đặc điểm là khi đẻ trứng thì chui ra ẩn trong các nếp hậu môn để đẻ và kích thích gây ngứa bắt nạn nhân phải gãi, tạo điều kiện cho trứng lọt vào móng tay để rồi chờ dịp thuận lợi là bám theo thức ăn lọt vào miệng nạn nhân - đó là quy trình “tự lây”; còn nói chung thì trứng theo phân ra ngoài môi trường, phát tán vào rau cỏ, nước uống rồi từ đó xâm nhập trở lại cơ thể nhiều người. Giai đoạn đầu giun sống ở ruột non – kết tràng, trưởng thành sau 15-28 ngày, sau đó chuyển dần xuống đại tràng, định cư chủ yếu ở manh tràng và trực tràng, không hút máu như bọn giun móc, chỉ chiếm đoạt thức ăn, chất dinh dưỡng ở người.

Giun tóc còn gọi là sán mao đầu, con cái dài 30-50mm, một phần ba thân sau lớn hẳn ra, còn hai phần ba thân trước thì dài nhỏ như sợi tóc, con đực ngắn hơn. Giun đẻ mỗi ngày trung bình 500 cái trứng. Chúng thường sống ở manh tràng, còn chui cả vào ruột thừa, lại xuống ruột già, đến tận trực tràng…

Giun kim làm tổn thương đại tràng gây đau bụng âm ỉ, tiêu chảy, 14% số bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp và mãn tính do giun kim từ manh tràng chui vào ruột thừa gây bệnh. Buổi sáng trẻ đi cầu có nhầy mũi đặc lẫn máu tươi hoặc đã ngả sang màu nâu hay tím ngắt, trong đó có nhiều giun kim. Nếu bệnh nặng, trẻ đi cầu 2-3 lần mỗi ngày, phân loãng lẫn máu gợn lổm nhổm nhung nhúc giun kim. Trẻ hay sốt vặt, gầy đi rõ, ăn ít, có thể bị rối loạn thần kinh, ngứa mũi, hay cho ngón tay vào mũi ngoáy, ngủ hay nghiến răng, mê hoảng do nhiễm độc thần kinh, nhiều lúc ho như ho gà, hay cáu kỉnh, buồn bã, biếng lười, một số ít trẻ có thể bị kinh giật, run rẩy, múa vờn… dễ lầm tưởng một thể bệnh tâm thần kích động.

Phụ nữ nhiễm giun kim dễ bị rối loạn kinh nguyệt do giun chui vào âm đạo, lên tử cung gây đau bụng, ngứa và viêm âm hộ, âm đạo. Ở nam giới bị ngứa nháy dương vật, gây di tinh, mộng tinh, cương cứng bất thường, thủ dâm. Vùng hội âm, hậu môn bị ngứa, lở, mụn nhọt, rất khó chịu, bệnh nhân có khi ù tai, chóng mặt, hoa mắt do thiếu máu, mất ngủ…

* Phòng bệnh

- Chú trọng thường xuyên vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân, tránh gãi hậu môn, nếu một người bị giun kim cần tẩy giun hết, mọi người trong nhà tránh lây lan dây dưa về sau.

- Ngừa giun kim: Lá non, hoa thiên lý nấu canh ăn cho cả nhà. Nếu cần tẩy giun kim, mỗi người dùng 30g hoa, lá non/ngày, 3-4 ngày liền.

* Tẩy giun kim – giun tóc:

- Quả thị chún, người lớn dùng 2-3 quả - ăn buổi sáng lúc đói, 1 lần/ngày, 3 ngày liền.

- Rau sam, người lớn dùng 50g tươi – rửa sạch, giã nát, thêm ít nước chín, vắt nước cốt, pha ít đường, uống buổi tối trước khi đi ngủ, 3 tối liền, không cần phải nhịn ăn.

- Củ hẹ cả rễ, người lớn dùng 20-30g – sắc uống buổi tối trước khi đi ngủ, 3 tối liền (hiệu quả tẩy giun tốt).

- Đơn răng cưa 40g (lá non), hạt chua ngút 20g – rửa sạch, giã nhỏ, thêm ít nước chín, vắt nước cốt, pha ít đường, uống buổi sáng lúc đói 3 ngày liền.

- Bồ cu vẽ, người lớn dùng 30-40g lá tươi – sắc uống buổi sáng lúc đói, 1 lần/ngày, 3-5 ngày liền. Tác dụng: tẩy giun tóc.

- Tỏi 6 củ, giã nhỏ, hòa ít đường, cho uống buổi tối trước khi đi ngủ. Sáng sớm hôm sau dùng một trong hai loại thuốc sau đây thụt rửa ở hậu môn:

+ Lá mơ tam thể 50g tươi – rửa sạch, giã nát, thêm 100ml nước chín, vắt nước cốt, thụt vào hậu môn, nửa giờ sau sẽ đi cầu, giun sẽ bò ra, 1 lần/ngày, 5-7 ngày liền.

+ Bách bộ, người lớn dùng 20g – sắc với 200 ml nước, sôi kỹ 20 phút, gạn bỏ bã, thụt giữ ở hậu môn trong nửa giờ rồi đi cầu, 1 lần/ngày, 10-12 ngày liền./.