00:00 Số lượt truy cập: 2668150
Thành tựu KH&CN

Nhận dạng gene quyết định sản lượng, chiều cao của lúa

Các nhà khoa học người Trung Quốc vừa nhận dạng được một gene đơn kiểm soát sản lượng, chiều cao cũng như thời gian trổ bông của lúa. Đây là bước tiến quan trọng trong những nỗ lực toàn cầu nhằm tăng năng suất các loại cây lương thực.


Chế thành công máy phát điện chạy bằng biogas

Kỹ sư Bùi Hoàng Lang, Thành phố Hồ Chí Minh, vừa công bố chế thành công máy phát điện chạy bằng biogas, từ cải tiến một bộ phận của máy phát điện chạy xăng và diesel cho thích ứng với nhiên liệu khí biogas.


Nhân bản lợn không kháng thể phục vụ cấy ghép nội tạng người

Các nhà khoa học Ý đã thành công trong việc tạo ra những con lợn đầu tiên không có loại kháng thể khiến cơ thể người không thể tiếp nhận nội tạng của động vật.


Nghiên cứu thành công hai giống lúa mới

Trường Đại học Nông Lâm Huế cho biết hai giống lúa mới là TC10 và TC15 do cán bộ khoa học nhà trường nghiên cứu trong nhiều năm qua có kết quả tốt.


Bước đầu ứng dụng thành công phân bón lá chiết xuất từ thực vật

Trung tâm Sinh học thực nghiệm (Viện Ứng dụng Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Viện nghiên cứu Chiến lược Hungary thực hiện Dự án: "Nghiên cứu sản xuất và sử dụng phân bón lá Bio-hunnia có thành phần chiết xuất từ thực vật".


Kích thích cá lăng vàng rụng trứng không dùng kích dục tố

ThS. Bùi Thanh Tuấn (Đại học Nha Trang) đã thành công trong việc gây rụng trứng cho cá lăng vàng (Hemibagrus nemurus) mà không dùng kích dục tố cũng như các hoạt chất có nguồn gốc peptid khác, cho thấy có thể đưa vào thực tiễn sản xuất cá giống ở nước ta một kỹ thuật không truyền thống nhưng hứa hẹn có hiệu quả cao hơn.


Phân bón từ đất hiếm làm tăng năng suất cây chè

Viện Công nghệ xạ hiếm (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã nghiên cứu chế tạo thành công một số loại chế phẩm phân bón vi lượng từ đất hiếm làm tăng năng suất cây chè. Trong đó có loại phân bón cho lá và phân bón cho đất.


Phát hiện phương thức lúa hấp thụ arsen

Các nhà khoa học Thụy Điển và Đan Mạch vừa khám phá ra phương thức các loại cây trồng hấp thụ arsenic, qua đó có thể giúp cho con người tránh ăn phải các thực phẩm nhiễm các kim loại độc, có hại cho sức khỏe.


Công nghệ tưới tiết kiệm nước: Nâng cao hiệu quả kinh tế cây trồng

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hạn hán như hiện nay đã được các nhà khoa học xác định là do tỉ lệ thất thoát nước cao trong quá trình tưới. Công nghệ tưới tiết kiệm nước (TTKN) lần đầu tiên trên thế giới được sử dụng trong nhà kính ở nước Anh từ cuối năm 1940. Ở Việt Nam, công nghệ TTKN đang còn ở mức thấp, đơn giản, hiệu quả chưa cao. Trước thực trạng đó, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã xây dựng và hoàn thiện thành công chuyển giao công nghệ kỹ thuật TTKN tại một số địa phương. Đây cũng là nội dung nghiên cứu khoa học của Đề tài cấp nhà nước KHCN.08.09 "Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp công nghệ tưới hiện đại tiết kiệm nước cho các vùng khan hiếm nước" đã được đánh giá đạt hiệu quả cao trong nghiên cứu, chế tạo cũng như đưa sản phẩm ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.


TP.HCM: Thụ tinh nhân tạo cho ...gà ác

Ngày 25/6, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã đề nghị Công ty Gia cầm TP.HCM sản xuất thử dòng gà ác mới là gà ác có lông chân và gà ác không có lông chân cho nhiều trứng trong thời gian sớm nhất.


<< < 10 11 12 13 14 > >>