00:00 Số lượt truy cập: 2668670

Tổng kết Dự án trồng cây ba kích tím dưới tán cây lâm nghiệp (phần 3) 

Được đăng : 03/11/2016

* Theo dõi khả năng sinh trưởng của Ba kích: nhóm nghiên cứu chọn 5 hộ có số lượng trồng nhiều để theo dõi khả năng sinh trưởng với số lượng 10 cây/hộ, kết quả thể hiện qua biểu số 02.


Biểu số 02

TT

Họ tên

Chiều cao TB cây khi trồng (cm)

Trung bình sau trồng 3 tháng (cm)

Trung bình sau trồng 6 tháng (cm)

Trung bình sau trồng 1 năm (cm)

Trung bình sau trồng 2 năm (cm)

Trung bình sau trồng 3 năm (cm)

1

Lã Văn Quang

20,1

22,3

70,8

128,0

200,2

250,0

2

Chu Văn Tuyên

20,2

22,6

69,5

130,0

212,1

256,5

3

Hoàng Thị Liên

19,8

22,8

80,1

134,5

250,0

260,3

4

Chu Văn Tuyển

20,4

22,0

80,4

134,2

200,0

243,0

5

Hà Thị Thanh

20,3

23,0

81,1

135,1

215,3

255,1

Chiều cao TB

20,2

22,5

76,4

132,4

215,5

252,9

Kết quả bảng 2: Khả năng sinh trưởng của Ba kích trong từng giai đoạn có khác nhau; giai đoạn sau 3 tháng trồng chiều cao trung bình là 22,5 cm, tức so với chiều cao cây khi trồng tăng trung bình 2,3cm. Sau 6 tháng trồng chiều cao trung bình là 76,4 cm, so với khi trồng tăng trưởng chiều cao trung bình 56,2 cm; đến giai đoạn này cây bước vào giai đoạn ổn định và thời tiết vụ xuân, đổ ẩm cao là điều kiện tốt cho sự sinh trưởng về chiều cao cây. Sau một năm trồng chiều cao trung bình cây là 132,4 cm, tức chiều cao tăng trưởng so với khi trồng trung bình là 112,2 cm. Chiều cao sau 2 năm trồng trung bình là 215,5cm và năm thứ 3 chiều cao trung bình 252,9 cm. Qua theo dõi và nghiên cứu cho thấy khả năng sinh trưởng về chiều cao của cây giai đoạn đầu sau 3 tháng trồng là thấp, do giai đoạn này cây chủ yếu bén rễ và hồi xanh nên khả năng sinh trưởng là không đáng kế; bát đầu bước vào giai đoạn sau 3 tháng trồng cây ba kích đã hình thành bộ rễ nên cây sinh trưởng nhanh; sau trồng một năm cây sinh trưởng nhanh nhất về chiều cao và phân nhánh mạnh, có nhiều cây hình thành nhánh cấp 3, cấp 4. Đến năm thứ 2 cây bắt đầu ổn định về chiều cao và năm thứ 3 thì chiều cao cơ bản ổn định. Khả năng sinh trưởng về chiều cao, kéo theo khả năng hình thành các cành nhánh cấp 2,3,4 từ đó hình thành bộ rế mạnh mẽ, bộ rễ là tiền đề hình thành củ ba kích sau này, quyết định đến năng suất của ba kích khi thu hoạch.

* Khả năng hình thành củ của Ba kích: Chọn 5 hộ có số lượng trồng nhiều để theo dõi khả năng hình thành củ với số lượng 10 cây/hộ.

Biểu số 03

TT

Họ tên

Trung bình sau trồng 3 tháng (củ/gốc)

Trung bình sau trồng 6 tháng (củ/gốc)

Trung bình sau trồng 1 năm (củ/gốc)

Trung bình sau trồng 2 năm (củ/gốc)

Trung bình sau trồng 3 năm (củ/gốc)

1

Lã Văn Quang

1,5

3,4

5,1

15,2

22,6

2

Chu Văn Tuyên

1,0

3,1

4,8

14,9

21,4

3

Hoàng Thị Liên

1,2

2,8

4,7

13,6

18,1

4

Chu Văn Tuyển

1,4

2,9

5,0

14,7

21,2

5

Hà Thị Thanh

1,2

3,0

4,8

12,6

16,5

Trung bình

1,3

3,0

4,9

14,2

20,0

Ghi chú: Những rễ có đường kính từ 1,5mm trở lên được gọi là củ

Kết quả biểu số 03 cho thấy khả năng phát triển củ giai đoạn 1 năm đầu thấp, do giai đoạn này cây hình thành rễ nhiều nhưng chưa tích lũy được nhiều. Giai đoạn sau 2 năm trồng cây hình thành củ mạnh, đến năm thứ 3 cây hình thành củtăng mạnh cả về số lượng và kích thước của củ; trung bình đạt 20 củ/gốc, bước vào năm thứ 3 các củ đã có đường kính khoảng từ 5 – 7 mm, chiều dài trung bình từ 10cm đến 20cm;khối lượng ước tính từ 0,5 đến 1,2 kg/gốc; có những gốc đào thử đến 2kg đến 2,4kg/gốc. Qua theo dõi cho thấy ở những hộ trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật cho số lượng củ/gốc cao hơn những hộ trồng không áp dụng đúng KHKT như giàn kém chất lượng đổ gẫy, thiếu ánh sáng, luống không được duy trì bị vỡ, sẹp luống, dẫn đến cây phát triển kém, không có nhiều cành, nhánh nên số củ cũng ít hơn dẫn đến số lượng củ một gốc rất ít và kích thước của củ cũng nhỏ hơn nhiều.

Trong quá trình triển khai mô hình dự án đã tập huấn hướng dẫncho nông dân làm vườn ươm, kỹ thuật trồng, có tài liệu hướng dẫn chi tiết và được hướng dẫn thực hành đầy đủ do cán bộ chuyên môn thực hiện. Nhờ đó, các hộ tham gia mô hình đều nắm bắt được và nhiệt tình tham gia. Qua đó đã giúp người nông dân biết trồng cây Ba kích tím tại vườn rừng của gia đình, tận dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai. Đồng thời, tạo việc làm cho 15 hộ nông dân, đặc biệt là dân tộc thiểu số vùng cao, vùng sâu tại huyện Sơn Động. Các tham gia dự án, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống; hạn chế vào rừng khai thác nhằm bảo vệ rừng và các tài nguyên khác từ rừng.Mô hình cũng được các cơ quan chức năng và hộ dân tham gia đều đánh giá rất cao, thành công của mô hình bước đầu đã nâng cao nhận thức và thay đổi thói quen cho người nông dân về nhân giống, trồng các loài cây lâm sản ngoài gỗ nói chung và cây ba kích nói riêng. Nâng cao vai trò của tổ chức Hội Nông dân trong việc tham gia phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; tạo niềm tin cho hội viên và nông dân với chủ trương phát triển kinh tế xã hội nói riêng và các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước nói chung. Thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; góp phần vào xây dựng Đảng, Chính quyền và tổ chức Hội ngày càng vững mạnh./.