00:00 Số lượt truy cập: 2668447

Trong 7,6 tỷ năm nữa, mặt trời sẽ “nuốt chửng” Trái đất 

Được đăng : 03/11/2016

< script language=javascript>preloadImages('/images/original/2008/03/200803042352482_td2.jpg');< /script> 

Ảnh minh hoạ (Ảnh: Softpedia)

Trái đất có thể sẽ bị Mặt trời thiêu cháy trong 7,6 tỷ năm nữa. Cách xa Mặt trời tới hơn 150 triệu kilômét nhưng với tuổi thọ xấp xỉ 5 tỷ năm tuổi của mình, Mặt trời vẫn tác động trực tiếp đến khí hậu của Trái đất cho đến khi nó tự huỷ.


Một mô hình mới đã được đưa ra bởi nhà thiên văn học Robert Smith từ Trường Đại học Sussex, Anh quốc, cùng với sự giúp đỡ của Klaus-Peter Schroeder đến từ Trường Đại học Guanajuato, Mêhicô.

Mô hình này chỉ ra rằng khi Trái đất của chúng ta ở ngưỡng một tỷ năm tuổi, nó sẽ không còn có bầu không khí, nước và sự thân thiện cho sự sống tồn tại như chúng ta đang có ngày nay. Khi Mặt trời vượt qua độ tuổi sống của mình, nó sẽ trở lên nóng hơn bao giờ hết, do đòi hỏi phải có một lượng nhiệt độ nóng cực độ để đốt cháy các nguyên liệu nặng hơn hyđrô. 

Các nhà thiên văn học đã ước tính tuổi thọ của Mặt trời xấp xỉ là 5 tỷ năm. Hơn nữa, họ cho rằng Mặt trời sẽ tiếp tục đốt cháy lượng hyđrô của mình trước khi trở thành một quả cầu lửa, không còn độ bền để duy trì hình dạng của mình nữa. Mặt khác, Trái đất có thể sẽ bị Mặt trời thiêu cháy trong 7,6 tỷ năm nữa, khiến cho hành tinh này không thể tồn tại được.

Các nhà khoa học lo ngại, sự thật thì lại không phải là một khoảng thời gian quá dài như vậy... Xác suất có thể xảy ra, loài người sẽ bị tuyệt chủng ít nhất là một tỷ năm nữa, cũng như các sinh vật sống đang tồn tại trên bề mặt Trái đất cũng sẽ biến mất cho tới lúc đấy. Trong khi đó, các nhà thiên văn học vẫn cố gắng dự đoán, liệu Trái đất có thể dịch chuyển đủ xa Mặt trời được hay không để hành tinh xanh này tránh được ngày tận thế đó.

Khoảng cách giữa Mặt trời tới Trái đất là hơn 150 triệu kilômét. Tuy vậy, những thay đổi về khoảng cách này vẫn tác động trực tiếp đến khí hậu của hành tinh chúng ta. Điều đó có nghĩa là Trái đất sẽ ngày càng khô hơn, nóng hơn và không thể nào tồn tại sự sống được.

Chỉ như thế thôi thì vẫn chưa đủ, tác động thứ hai liên quan đến tuổi già của Mặt trời sẽ lại tiếp tục diễn ra. Sau khi không còn kiểm soát được lực hấp dẫn và phản ứng hạt nhân, những thứ giúp cho Mặt trời có thể ổn định để duy trì sự tồn tại của mình, cuối cùng Mặt trời sẽ phình ra như một quả cầu lửa khổng lồ và có xu hướng lẫn dần vào các hành tinh bên trong.

Có thể nói rằng, con người đã tiến hoá và phát triển đủ để có thể chuyển sang một hành tinh khác trong hệ mặt trời hoặc sang một ngôi sao khác. Tại sao lại không thể như thế? Chúng ta có thể thoát khỏi sự tàn phá này nhưng Trái đất sẽ không thể thực hiện được điều đó. Hoặc cũng có thể Trái đất làm được? Các nhà thiên văn học về hành tinh không chắc được điều gì. Nhưng một cơ hội vẫn còn, ít nhất Trái đất cùng với người chị em của mình là sao Hoả có thể dịch chuyển đủ xa để không bị sự giãn nở của Mặt trời “nuốt chửng” mất. 

Tuy nhiên vẫn còn một vấn đề nữa. Mô hình trên đã không đề cập đến lực thuỷ triều sẽ diễn ra trên hành tinh chúng ta trong tương lai. Lực thuỷ triều do lực hấp dẫn giữa hai hành tinh đồ sộ (Mặt trăng và Mặt trời) tác động lên Trái đất, nó có thể làm chậm lại một cách nghiêm trọng tốc độ quay quỹ đạo của Trái đất. Thay vì dịch chuyển ra xa Mặt trời, Trái đất lại có xu hướng quay theo đường xoắn ốc về phía các vùng bên trong của hệ Mặt trời và có thể “ngã nhào” vào Mặt trời.

Những giải pháp cho trường hợp này vẫn đang được các nhà khoa học tìm kiếm. Giả định rằng cho tới lúc đó, sự sống của con người vẫn còn tồn tại trên Trái đất. Trái đất có thể được đẩy ra xa các lớp ngoài của Hệ Mặt trời, nhờ trợ giúp của một lỗ hút chủ yếu được tạo bởi các thiên thạch ở xung quanh hành tinh xanh khi đi qua Trái đất.

Quả thật, đó không phải là một viễn cảnh có ở trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, đó là khoa học thuần tuý. Con người chắc chắn sẽ tồn tại đủ dài để chứng kiến sự kết thúc của hệ Mặt trời nhưng sự thật sẽ cho thấy, con người ít có cơ hội đó...