00:00 Số lượt truy cập: 2637613

Vĩnh Phúc: Xây dựng các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ mới đạt hiệu quả 

Được đăng : 03/11/2016

Năm 2013, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ mới đạt hiệu quả.


Ngay từ đầu năm 2013 Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng được một mô hình nhân giống một số cây thuốc nam bằng hom ở huyện Tam Đảo. Diện tích 20 sào ươm các giống cây thuốc nam như giống cây Ba kích, cây Kim Ngân, cây Đinh lăng và Giống cây Xạ đen, cây Cà gai neo, cây Hoàng đằng cho 3 hộ nông dân tham gia: Cây Ba kích là 12 sào, cây Đinh Lăng là 5 sào, cây Kim Ngân là 3 sào, còn lại một số cây thuốc nam mới khác nông dân thí điểm ươm quy mô từ năm trăm ngàn đến một vạn cây. Ba vườn ươm cây thuốc nam năm 2013 cho xuất 3 lứa mỗi lứa xuất trên 10 vạn cây con tổng số đã xuất được gần 40 vạn cây co trong đó cây Ba kích là trên 25 vạn, cây Đinh lăng là gần 10 vạn còn lại cây Kim Ngân xuất5 vạn cây địa bàn xuất giống chủ yếu là Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thái nguyên và Ba Vì Hà Nội..... Hiện nay mô hình này được hội viên nông dân tham gia nhiệt tình và có hiệu qủa mỗi mô hinh vườn ươm cho lãi trên một trăm triệu đồng trở lên. Từ lãi xuất đó đã có hơn 20 hộ nông dân đầu tư vườn ươm mô hình nàyđã được nhân ra diện rộng.

Hội Nông dân huyện Sông Lô thực hiện một dự án trồng giống mía Gốc21 ở vùng đồi tại thị xã Quang Yên qui mô gần 100 ha, có 151 hộ tham gia, thu hoạch dự kiến là 120 tấn mía nguyên liệu cung cấp cho nhà máy đường Lam Sơn tỉnh Tuyên Quang. Dự án này đã được nông dân vùng đồi núi đồng tình ủng hộ, giống mía Gốc21 cho năng xuất rất cao, cho thu nhập cao hơn 2,5 lần so với trồng sắn, trồng khoai lang. Mô hình này thực hiện tốt mối liên kết 4 nhà, tạo đầu ra cho sản phẩm.

Thông qua việc triển khai các hoạt động khoa học công nghệ ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, phần nào đã nâng cao hiệu quả trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và vệ sinh môi trường nông thôn góp phần nâng cao đời sông của nông dân thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới và công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Nâng cao nhận thức cho cán bộ hội viên nông dân về vị trí, vai trò của KHCN trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và CNH-HĐH đất nước và tạo điều kiện để Việt Nam gia nhầp WTO. Từ việc nghiên cứuđề tài KHCN đã nâng trình độ của cán bộ, hội viên nông dân có thêm được trình độ kiến thức sáng tạo của nhà nông, kết hợp nhân rộng mô hình của đề tài, dự án để tìm kiếm các kinh nghiệm trong sản xuất đưa ra những sản phẩm tốt có giá trị trên thị trường. Tạo điều kiện cho cán bộ hội viên, các chủ trang trại tiếp cận được với thị trường trong và ngoài nước, sản phẩm nông nghiệp được tiếp cận với thị trường trong nước và xuất khẩu. Phối hợp với các công ty giới thiệu sản phẩm do nông dân sản xuất ra cho thị trường./.