00:00 Số lượt truy cập: 2626935

Bệnh do Vi khuẩn và Virus ở cá Chiên 

Được đăng : 18/07/2018
1. Bệnh do Vi khuẩn

a.  Bệnh Furunculosis:

Tác nhân: Vi khuẩn Aeromonas spp. thường gây bệnh cho động vật thủy sản trong nước ngọt, đặc biệt là gây viêm, xuất huyết và hoại tử trên cá Chép. Vi khuẩn gây bệnh gồm 3 chủng A. hydrophila, A. sobria và A. caviae có dạng trực khuẩn ngắn, hai đầu tròn, bắt màu gram âm, có khả năng di động và chúng thường có mặt trong môi trường nuôi cá (trong nước, trong bùn), song ở những thủy vực nhiều mùn bã hữu cơ, nguồn nước bị ô nhiễm thì số lượng và độc lực của vi khuẩn tăng lên. Vi khuẩn gây bệnh thuộc dạng tác nhân gây bệnh cơ hội, chúng chỉ gây bệnh cá Chép khi có các yếu tố khác gây stress cho cá như đánh bắt sây sát, thả cá với mật độ dầy, môi trường nuôi bị ô nhiễm.

Triệu chứng: Viêm hệ thống tiếu hoá; đỏ vây; nhiều vết sưng trên thân, tế bào bị phá vỡ.Trên cơ thể xuất hiện một đám lớn màu đỏ, cá thường bị hoại tử vây, đuôi. Các vết loét thường nông, bề mặt trở nên có màu nâu khi nó bị hoại tử hoặc thối rữa. Cá bị tuột vảy, tổn thương phần miệng, mắt bị mờ hoặc lồi, bụng trướng to, xung huyết và tắc nghẽn các nội quan, xuất huyết ở gốc vây, xương nắp mang, xung quanh hậu môn. Bệnh thường gặp vào cuối xuân, đầu hè.

b.  Bệnh do vi khuẩn Vibrio anguillarum

Triệu chứng: Cá bỏ ăn, vây và những vùng xung quanh bị thủng, quanh miệng đỏ, đôi khi có xuất huyết ở miệng và mang cá. Bệnh gây tử vong cao.

c.   Bệnh thận do vi khuẩn (BKD): Corynebacterium

Triệu chứng: Thận có nhiều đốm trắng, gan và thận xuất huyết, có con bỏ ăn và bơi nổi gần mặt nước, toàn thân chuyển mầu đen.

d.  Bệnh mang do vi khuẩn: Myxobacterium

Triệu chứng: Cá bỏ ăn, mang sưng đỏ và xuất huyết, các sợi mang dính vào với nhau làm mất chức năng của mang

 Phòng và xử lý bệnh: Bệnh xảy ra do tác nhân cơ hội do vậy công tác phòng bệnh cần tập trung vào việc phòng bệnh tổng hợp cho cá nuôi: vệ sinh, khử trùng ao đầm trước khi thả cá, đối với cá giống phải đảm bảo khoẻ mạnh, tránh làm sây sát cá. Khi đánh bắt, vận chuyển cá giống cần làm vào thời điểm mát trong ngày, cần luyện cho cá trước khi đánh bắt, vận chuyển, cần cung cấp đủ nước sạch và ô xy trong quá trình vận chuyển, tránh tích đọng mùn bã hữu cơ trong các ao nuôi thông qua việc sử dụng thức ăn phù hợp tránh dư thừa thức ăn, tránh các nguồn chất thải đổ vào ao nuôi và thường xuyên sử dụng chế phẩm sinh học làm sạch môi trường nuôi.

Trị bệnh do vi khuẩn gây ra:  Bệnh nhiễm khuẩn nên khi bệnh xảy ra cần khử trùng nước ao nuôi sau tiến hành trộn kháng sinh cho cá ăn trong vòng 5 ngày liên tục. Cần lưu ý sử dụng một trong các kháng sinh diệt khuẩn gram âm đủ liều, kháng sinh cần bao bọc cẩn thận vào thức ăn tránh tan mất kháng sinh trước khi cá sử dụng, không sử dụng kháng sinh bị cấm (Theo quy định Bộ NN&PTNT)

-      Sử dụng một số loại kháng sinh không nằm trong danh mục cấm dùng như: oxytetracycline với liều lượng 10 – 50mg/L , Doxicycline, Enrofloxaccine…

-      Sau khi dừng sử dụng kháng sinh 3-5 ngày cần bổ sung chế phẩm sinh học nhằm gây lại vi sinh có lợi để cân bằng môi trường nuôi.

2.  Bệnh do Virus

- Tác nhân: Do virus gây ra; bệnh còn có tên khác như: “Bệnh phù của cá Chép; Đốm đỏ, Viêm bóng hơi”.

- Dấu hiệu: Cá ngạt thở, tách đàn, bơi tầng mặt hoặc chết chìm xuống đáy, mắt và da có hiện tượng xuất huyết, bụng trướng to. Bên trong bề mặt nội tạng bị xuất huyết, lá lách sưng to, xoang bụng có chứa nhiều dịch nhờn.

- Phân bố và lan truyền bệnh: Chủ yếu gặp ở cá Chép, ngoài ra còn gặp một số loài cá khác như cá Mè trắng; Diếc, Mè hoa. Bệnh xảy ra vào màu có nhiệt độ thấp, thường cuối Đông đầu Xuân

- Biện pháp phòng bệnh

+ Nuôi cá ở nhiệt độ ấm áp > 200C, tăng mực nước trong ao nuôi lên khoảng 1.4-1.8 m và phủ bèo tây chiếm khoảng trên 2/3 diện tích mặt ao.

+ Mua con giống những giòng cá Chép có sức đề kháng bệnh xuất huyết virus

+ Hoặc phòng bệnh bằng Vacine, tuy nhiên chi phí sản xuất cao khó áp ứng trong nuôi thương phẩm đại trà.

+ Tăng cường biện pháp phòng bệnh tổng hợp trong quá trình nuôi./.

NguyễnThịLoan