Cây Nha đam hay còn gọi là Lô hội là một loại cây trồng cạn, có khả năng thích nghi với nhiều loại đất khác nhau. Ở nước ta, cây Nha đam có thể trồng được ở nhiều nơi, nhưng sinh trưởng và phát triển tốt ở những khu vực có số ngày nắng trong năm cao.Theo tài liệu dược học Việt Nam, cây Nha đam có thể chữa được nhiều chứng bệnh như: Sốt, Khớp tim, trĩ, viêm khớp, viêm gan, rối loạn tuyến tụy ... Ðặc biệt các bệnh về da, cây Nha đam được xem là một loại thần dược. Lá Nha đam có thể chữa lành các loại bỏng. Nước ép từ lá Nha đam có thể chữa được bệnh ung thư da.Hiện nay, cây Nha đam còn được sử dụng để sản xuất các loại mỹ phẩm bảo vệ và dưỡng da, cũng như dùng để làm nước giải khát.Ninh Thuận là một trong những tỉnh có diện tích cây Nha đam nhiều nhất. Cây dược liệu này chủ yếu được trồng trên những vùng đất cát và pha cát ven biển, canh tác các loại cây trồng khác kém hiệu quả. Khi trồng cây Nha đam, nông dân không phải đầu tư ban đầu cao, kỹ thuật chăm sóc đơn giản và trồng một lần có thể thu hái lâu dài, mang lại hiệu quả rất cao.I. Làm đất+ Chọn đất: Nha đam là cây chịu được khô hạn, nhưng không chịu được ngập úng, do đó phải chọn vùng đất cao ráo, thoáng xốp, tốt nhất là đất pha cát dễ thoát nước.+ Làm đất: đất trồng phải được cày bừa kỹ, mục đích làm nhỏ đất và sang phảng ruộng trồng. Sau đó lên luống, đánh rãnh trồng. Thông thường luống được đánh cao khoảng 20 cm để dễ thoát nước. Ðánh Rãnh trồng theo mật độ hàng cách hàng 80 cm, cây cách cây 40 cm.+ Bón lót: Sử dụng phân chuồng hoai để bón lót. Mỗi cây bón lót khoảng 500 - 700 g phân chuồng, khoảng 2,5 tấn phân chuồng/ha.II. Chọn giống+ Chọn giống: Hiện nay,..
Đối với cây me cũng không dễ mà cũng không khó, Bạn có thể thực hiện các bước như sau:Cắt gọn tán, để hạn chế sự thoái hơi nước đến mức thấp nhất.Các cành lá bên đều được cắt tỉa sát thân cây chỉ chừa lại một số cành lá trên cùng và đọt non chính của cây. Tưới nước mỗi ngày cho đến khi cây ra lá non.Khoanh gốc trước..
Sở là cây trồng chủ yếu để lấy hạt ép dầu, dầu sở dùng làm dầu ăn có giá trị, ngoài ra còn là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp như làm dầu máy, dầu nhờn, dầu chống gỉ, dầu in và dầu dùng trong y dược. Khô sở (bã sau khi ép dầu) có thể làm thuốc trừ sâu hoặc làm phân bón rất tốt. Vỏ quả dùng làm than hoạt tính, làm thuốc nhuộm.Gỗ sở cứng, mịn và bền nên có thể làm nông cụ và đồ dùng gia đình.Sở là cây xanh quanh năm, cành lá rậm rạp, tái sinh chồi tốt, cũng có thể làm cây phòng hộ như chống xói mòn, phòng cháy v.v....Yêu cầu khí hậu, đất đai:Sở là cây thuộc họ chè, cao 4-6m, sống lâu, có thể hàng trăm năm. Cây lớn, ưa sáng, tái sinh chồi mạnh. ở nước ta sở mọc nhiều ở các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và được nhân dân gây trồng và sử dụng từ lâu ở Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Phú Thọ v.v....Yêu cầu về đất đai không cao lắm, vì nó là loài cây có tính thích ứng lớn. Nhưng để sở có sản lượng hoa quả nhiều thì cần chọn nơi đất tốt, tầng đất dày 50cm trở lên, đất có nhiều mùn, thoát nước, hơi chua, độ pH 5-6. Nơi đất kiềm sở không mọc được.Sở tái sinh bằng hạt và tái sinh bằng chồi rất tốt. Những cây sở già cỗi người ta có thể chặt sát gốc, cây lại nảy chồi, chăm sóc tốt vẫn cho ra quả.Kỹ thuật gây trồng:Sở có rất nhiều chủng khác nhau cho nên trước khi trồng cần chọn chủng sai quả. Có 2 loại sở là sở chè..
Tre lấy măng cũng có nhiều loại: cây sặt gai, cây sặt trơn, tre mạnh tông, điền trúc, bát độ tạp giao.. Kỹ thuật trồng: Cấy tre lấy từ vườn nhân giống mỗi gốc phải có độ dài từ 20 – 30 cm, đường kính thân 3 – 6 cm, ở gốc có một ít rễ.Tốt nhất nên trồng từ tháng 1 là thời kì cây ở trạng thái ngủ.Mật độ trồng là 1.111 cây /ha cây cách cây 3x3 m hàng cách hàng 3 m, đào hố theo kích thước 70x70x30 cm.Hố trồng phải được đào trước khi trồng một tháng.Muốn cây đâm chồi và ra măng nhanh cần bón..
Điều kiện gây trồngCủ mài còn được gọi là khoai mài, là một loại cây ăn củ có hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Củ mài thích hợp với những nơi có độ ẩm không khí 82-85% thuộc dạng ẩm hoặc ẩm ướt, không có mùa khô dài và sâu sắc.Khoai mài sinh trưởng trên các dạng đất rừng còn tương đối tốt, hàm lượng mùn và đạm khá cao, đất giàu kali dễ tiêu, có thành phần cơ giới thịt - thịt nặng, tầng đất dày, không hoặc ít đá lẫn. Đất gần như đủ ẩm quanh năm, xốp, thấm nước nhanh, khả năng giữ giữ nước cao, thoát nước tốt, không bị úng nước, độ dày của tầng đất >50cm.Cây củ mài ưa ẩm, không chịu úng nước và khả năng chịu hạn kém. Nó có nhu cầu tương đối cao về các chất khoáng dinh dưỡng N,P,K đặc biệt là đạm và kali.Phương thức trồngCủ mài ở giai đoạn nhỏ, có khả năng chịu..
Cây trám đen có tên khoa học là Canarium nigrum Engler, là loại cây trồng đa tác dụng được trồng rộng khắp miền Bắc và cả ở miền Nam Tây Nguyên. Trám đen là một đặc sản quý của các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc. Quả trám đen ăn bùi, béo, rất ngon. Trồng cây trám đen cho hiệu quả kinh tế cao, cây trám đen cái 7-10 năm tuổi cho sản lượng 2 đến 3 tạ quả mỗi năm.Theo kinh nghiệm của trồng và cấy ghép cây trám đen của bà con nông dân Hiệp Hòa, Bắc Giang thì thường trồng trám vào 2 vụ trong năm là vụ xuân (từ tháng 2 đến tháng 4), vụ thu từ tháng 8 đến tháng 10).1. Cách ươm, nhân giống:Trồng trám đen bằng hạt sẽ rất lâu có quả ( 7-8 năm mới bói quả), tán cây lại cao khó can thiệp bằng các biện pháp kỹ thuật như phun thuốc dưỡng cây, thuốc bảo vệ thực vật, thu hái…Khi trồng trám bằng cây ghép thì khắc phục được hoàn toàn những nhược điểm trên của cây trồng bằng hạt.Gieo ươm gốc ghép: chọn những quả chín tách lấy hạt, rửa sạch thịt quả, phơi hạt khô trong bóng dâm. Ủ hạt trong cát ẩm 70-80%, sau khoảng 15 đến 20 ngày, hạt trám nảy mộng. Gieo hạt đã nảy mầm vào túi nilon có đục 4 lỗ thoát nước ở đáy. Chăm sóc cây con trong vườn ươm khi đạt 50 – 60 ngày tuổi, có 5 đến 6 lá thật, cần trồng thưa ở khoảng cách 40cm một cây để cây dễ dàng sinh trưởng. Khi cây đủ 1 – 1,5 năm tuổi, có đường kính gốc 1-2cm, cao 60-100cm là đạt tiêu chuẩn gốc ghép.Kinh nghiệm ghép chám: Để..
Cây mít nghệ là loại trái cây có phẩm chất ngon được nhiều người ưa chuộng. Đây là giống mít thích hợp để ăn tươi và làm nguyên liệu cho công nghệ sấy chân không.Mít được nhân giống bằng hạt hoặc chiết ghép hoặc nuôi cấy mô.I/ Nhân giống mít bằng hạt:Nhược điểm của phương pháp này là: có nhiều biến dị, không giữ nguyên phẩm chất cây mẹ, lâu có quả (trung bình 4 - 8 năm), gieo hạt cây có rễ cọc, bứng trồng dễ chết.II/ Tạo cây con bằng phương pháp chiết ghép:Chiết rễ: lấy rễ có đường kính khoảng 2 -3 cm ở cây giống, cắt thành từng đoạn dài 20 - 25 cm. Sau đó đem giâm ngay, cắm nghiêng rễ, chừa một đoạn rễ trên mặt đất (3-5 cm). Sau đó, phủ một lớp cát, chú ý tưới nước giữ ẩm cho đến khi cây cao 10 cm.2.1/ Chiết cành: Là phương pháp nhân giống mít được áp dụng rộng rãi. Chiết cành như những loại cây ăn trái khác. Chiết cành phải là cành tương đối già (2 -3 năm tuổi), nên chọn những cây mẹ định làm giống. Đường kính chỗ chiết lớn hơn 1..
Nhân giống ổi rất dễ dàng bằng cả hai cách: Sinh sản hữu tính và vô tính.Nhân hữu tính bằng lấy hạt từ những quả chín tự nhiên (chín cây) từ cây mẹ dãi nắng có tuổi từ 5 – 15 năm (đang sung sức). Chọn những quả to, nây đều rồi bổ, nạo hạt đem xát bỏ vỏ nhầy bọc ngoài đem phơi dưới nắng nhẹ cho khô giòn rồi bảo quản nơi kín và khô đảm bảo được tỷ lệ nảy mầm cao (tới trên 90%) sau 1 – 2 năm.Gieo vào đầu xuân, tới giữa mùa hạ khi cây giống cao từ 15 – 20cm hãy ươm tiếp trên nền đất mầu, cao ráo và thường xuyên ẩm sau 1 – 2 tháng rồi mới ra ngôi (định vị) gốc cách gốc tối thiểu 4m (trung bình 4,5 – 5m) để trưởng thành khép tán không xảy ra cạnh tranh sinh tồn (cây chạm lá). Chỉ sau 3 –4 năm..
Chồn nhung đen còn có tên gọi là "hắc thốn", có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có nhiều ở vùng núi Andes, được Tây Ban Nha nhập vào nuôi cách đây hàng trăm năm. Sau được nuôi ở một số nước Châu âu, rồi phát triển sang Châu Á, chủ yếu nuôi nhiều ở khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.Điều kiện sinh thái của chồn nhung đen rất giống chuột và thỏ. Nhưng có tầm vóc to hơn chuột nên khu vực nuôi động vật thí nghiệm của y tế Trung Quốc nuôi nhiều để nghiên cứu cấy truyền các loại vi sinh vật, các bệnh lý hóa học...Nhưng trong những năm gần đây, nhờ có những ưu điểm của chồn nhung đen: tầm vóc khá to (khoảng từ 1-1,5 kg/con), ăn tạp, dễ nuôi, sinh sản nhanh và nhiều. Một chồn con mới đẻ sau khoảng mười phút đã có thể đi lại, 35 ngày tuổi đã động đực, 60 ngày thành thục về tính, có thể giao phối, thời gian chửa..
Nhím dễ nuôi, ít dịch bệnh, nuôi dưỡng chăm sóc rất đơn giản, nhưng người nuôi cần biết, nhím cũng nằm trong danh mục động vật hoang dã, do vậy, phải có sự quản lý trong việc nuôi và vận chuyển, tiêu thụ. Vậy người nuôi cần liên hệ với chi cục kiểm lâm địa phương để biết thêm chi tiết.Chuồng trại nuôi nhímChuồng nuôi nhím nên làm nửa sáng nửa tối, không cần ánh sáng trực tiếp (ánh sáng tán xạ), tránh mưa tạt, gió lùa và nắng nóng, phải đảm bảo khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát. Nền chuồng và sàn chuồng nên tráng bằng bê tông hơi dốc, dày 8- 10cm đề nhím không đào hang chui ra ngoài và dễ thoát nước... Xung quanh rào bằng lưới thép cao 1,2 - 1,5cm, phía trước có cửa ra vào thuận lợi.Mỗi ô chuồng chỉ cần khoảng 1,5- 2m2, rộng 1m, dài 1,5 -2m. Giữa hai ô chuồng nên xây tường hoặc che tôn cao 20- 30cm để nhím không cắn chân nhau.Máng uống nhỏ vừa phải rộng 10- 5cm, cao 15 - 20cm và xây ở ngoài sân để nhím không ngâm mình, ỉa đái làm mất vệ sinh, và..
Bệnh trướng hơi đầy bụngBệnh thường xảy ra ở những gia đình nuôi thỏ chủ yếu bằng rau lá củ quả chứa nhiều nước; có khi do thức ăn bị thối, nẫu nát, mốc hoặc chuyển tiếp thức ăn quá đột ngột từ thức ăn khô kéo dài sang thức ăn xanh với lượng lớn. Mùa hè khi thỏ khát nước mà cho uống nước cùng với thức ăn thô xanh, củ quả cũng có thể gây bệnh.Thỏ bị trướng hơi thể hiện bụng to, phình ra, căng như quả bóng bay, thỏ không yên tĩnh, khó thở và chảy nước dãi ướt lông quanh hai mép. Nếu không điều trị, đường ruột căng hơi chèn ép các cơ quan nội tạng như phổi sẽ làm thỏ chết ngạt.Khi thấy thỏ trướng hơi cần ngừng cho thức ăn xanh và nước uống, chỉ cho ăn ít lá chát, lá chè, lá ổi, lá sắn dây đồng thời cho uống 1- 2 thìa con dầu thực vật, lấy tay vuốt xuôi hai bên thành bụng nhiều lần, ép cho thỏ phải chạy nhảy hoạt động nhiều lần.Cần đề phòng bệnh này bằng cách phơi các loại rau lá chứa nhiều nước trước khi cho ăn, phải chuyển tiếp thức ăn dần dần và cho thức ăn sạch có chất lượng tốt, không cho ăn rau xanh chứa nhiều nước ngay sau khi cho uống nước.Bệnh đau bụng ỉa chảyThực chất của bệnh này là rối loạn tiêu hoá do chuyển tiếp thức ăn đột ngột; thức ăn, nước uống bị dính tạp chất bẩn, dính nước mưa, nước hồ ao bẩn; uống nước lạnh; hoặc thỏ nằm trên đáy lồng cao bị gió lạnh lùa vào bụng v.v... Lứa tuổi sau khi cai sữa một tuần đến khi được 3 tháng là hay bị mắc bệnh này.Phân thỏ lúc đầu hơi nhão, sau đó lỏng dần, thấm dính bết lông quanh hậu môn. Thỏ kém ăn, lờ đờ, uống nước nhiều, gày yếu dần rồi chết.Khi thấy phân nhão cần đình chỉ ngay các loại thức ăn, nước uống hoặc yếu tố khác mất vệ sinh. Đồng thời cho uống ngay nước chiết xuất đặc của cây nhọ nồi, búp chè, búp lá ổi, cỏ sữa… Có thể cho uống Sulfaganidin với liều 0,1g/kg thể trọng, uống trong 3 ngày liền.Bệnh cầu trùng (cocidiosis)Đây là bệnh phổ biến, dễ gây..
Kỳ đà thuộc lớp động vật bò sát, hình dáng bên ngoài trông giống như con thạch sùng (thằn lằn) nhưng to và dài hơn nhiều, có thể dài 2,5-3m, nặng khoảng 10kg. Đầu hình tam giác nhọn về phía mõm. Mắt có con ngươi thẳng đứng. Có hai chân trước và hai chân sau, mỗi chân có 5 ngón toè rộng, mặt dưới ngón có các nút bám để con vật dễ leo trèo. Màu sắc của con vật thay đổi theo màu sắc của môi trường sống để ngụy trang và săn bắt mồi.Tập tính sinh hoạt và môi trường sống: Môi trường sống của kỳ đà phong phú và đa dạng. Kỳ đà hoang dã có mặt ở hầu khắp các nước khí hậu nhiệt đới nhất là những vùng rừng núi và thường sống trong những gốc cây, hốc đá, kẽ hở đất, đá. . . Ban ngày thường ngủ, nghỉ, ban đêm đi kiếm ăn. Kỳ đà thích ẩn mình trong các hang hóc, thích ngâm mình, săn mồi nơi sông suối giống như cá sấu.Thức ăn của kỳ đà là cóc nhái, gà vịt, tôm cá, thịt động vật loại nhỏ, trong chăn nuôi có thể dùng phụ phẩm để giảm chi phí.Sinh trưởng, phát triển và sinh sản: Kỳ đà sinh trưởng, phát triển mạnh sau mỗi lần lột xác (lột da). Sau mỗi lần lột da, nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt..
Năm 2004, Vườn Thú Cologne (Đức) và Vườn quốc gia Phong Nha -Kẻ Bàng (Quảng Bình) phối hợp cho ra đời một con tắc kè từ việc ấp trứng theo cách nhân tạo. Đây là lần đầu tiên trên thế giới. trứng tác kè được ấp thành công theo cách này. Chú tắc kè mới nở hiện vẫn được nuôi dưỡng tại Vườn thú Cologne (Đức).I. Giống và đặc điểm giốngTên gọi và vùng phân bố:Tắc kè hay còn gọi Đại bích hổ hay Cáp giải. Tên khoa học là Gekkogekko L. Họ Tắc kè (Gekkonidae) thuộc lớp động vật bò sát. Tắc kè có mặt khắp các vùng đồi núi, trung du nước ta. ấn Độ, Mianma, Thái Lan, miền Nam Trung Quốc và các nước Đông Dương đều có tắc kè sống hoang dã.Vóc dáng: Hình dáng bên ngoài trông giống như con thạch sùng (thằn lằn) nhưng to và dài hơn. Thân dài 15-17cm, đuôi dài 10-15cm. Đầu hình tam giác nhọn về phía mõm. Mắt có con ngươi thẳng đứng. Có hai chân trước và hai chân sau, mỗi chân có 5 ngón toè rộng, mặt dưới ngón có các nút bám để con vật dễ leo trèo. Toàn thân từ đầu đến đuôi có những vảy nhỏ hình hạt lồi với nhiều màu sắc (xanh thẫm, xanh nhạt, vàng, đen, đỏ nhạt...). Màu sắc của con vật thay đổi theo màu sắc của môi trường sống để ngụy trang che giấu kẻ thù ăn thịt. Đuôi tắc kè được xem là phần bổ nhất của con vật. Tắc kè mất đuôi trị giá bị giảm hẳn.Tập tính sinh hoạt và môi trường sống: Môi trường sống của tắc kè phong phú và đa dạng. Tắc kè hoang dã có mặt ở hầu khắp các nước khí hậu nhiệt đới, nhất là những vùng rừng núi… Tắc kè thường sống trong những gốc cây, hốc đá, kẽ hở đất, đá, tường nhà… và biết kêu, nhưng chỉ có tắc kè đực kêu được thành tiếng "tắc kè". Tác kè hoạt động mạnh vào những mùa ấm áp, những ngày giá lạnh tắc kè ẩn nấp trong tổ, nhịn ăn mà vẫn sống khỏe mạnh. Trong thời kỳ nhịn ăn, tắc kè sử dụng chất dinh dưỡng ở đuôi để nuôi cơ thể. Vì vậy, bắt tắc kè vào cuối kỳ nhịn ăn giá trị dược..
Phối giống- Đối với dê cái, nên cho phối giống lần đầu khi đạt tuổi và trọng lượng tối thiểu cần thiết. Dê Bách Thảo thường là 7-9 tháng tuổi, trọng lượng 19-20kg. Trong thực tế sản xuất, áp dụng bằng cách bỏ qua 2 lần động dục đầu tiên của dê cái, sau đó mới phối giống. Đối với dê cái đang sinh sản, thường sau khi đẻ 1,5-2 tháng, đã phục hồi sức khoẻ mới cho phối giống lại.- Tuyệt đối không cho dê đực giống phối với dê cái có quan hệ là anh chị em ruột hoặc là con cháu của dê đực giống đó.- Chu kỳ động dục của dê là 19-21 ngày, kéo dài 1-3 ngày. Khi động dục, âm hộ hơi sưng, có màu đỏ hồng, chảy dịch nhờn, kêu la bỏ ăn, nhảy lên lưng con khác, nếu đang tiết sữa thì giảm sữa đột ngột. Khi phát hiện được triệu chứng dê động dục bằng cách quan sát theo dõi hoặc sử dụng đực đeo bao dương vật thì sau 18-36 giờ cho giao phối là thích hợp. Trong sản xuất, khi phát hiện dê động dục ngáy hôm nay thì sáng sớm hôm sau cho giao phối 2 lần vào buổi sáng và chiều là phù hợp.- Phải có sổ theo dõi phối giống để ghi chép ngày phối, kết quả phối giống và dự định ngày dê đẻ.Dê cái mang thaiSau khi phối giống, theo dõi nếu đến chu kỳ động dục bình thường (21 -23 ngày)..
Thị trường tiêu thụ hiện vẫn “khát” tắc kè. Mỗi cặp tắc kè giống giá 10 - 20 ngàn đồng, sau 12 tháng nuôi, mỗi cặp tắc kè phơi khô có thể bán 20 - 40 ngàn đồng (tùy theo kích cỡ to hay nhỏ, còn đuôi hay không...). Trong khi đó, việc nuôi tắc kè lại dễ dàng và ít tốn kém.Tắc kè còn được gọi là đại bích hổ hay cáp giải. Tên Latinh là Gekko gekko, họ tắc kè Gekkonidae, thuộc lớp động vật bò sát, bộ có vảy Squamata, nhóm bò sát. Màu sắc tắc kè thay đổi theo màu sắc của môi trường sống để ngụy trang che giấu kẻ thù ăn thịt. Đuôi tắc kè được xem là phần bổ nhất của con vật. Tắc kè mất đuôi giá trị bị giảm hẳn. Thức ăn chủ yếu của tắc kè là các loài côn trùng, chủ yếu là họ châu chấu, họ sát sành, họ dế mèn, họ gián... với khối lượng thức ăn hàng ngày xấp xỉ bằng 5% trọng lượng cơ thể. Tắc kè đẻ trứng từ tháng 5 - 8. Mỗi năm đẻ một lứa 2 trứng, có rất ít đẻ 2 lứa 3 - 4 trứng. Trứng có vỏ vôi, trắng, có kích thước 23 - 25 mm và được gắn ở vách hang chúng sống. Trứng phát triển 94 - 97 ngày thì nở, con non mới nở có thân dài 52 - 59 mm, đuôi dài 43 - 52 mm, nặng 3,4 - 4,5 g.Số lượng tắc kè ngoài tự nhiên đã giảm đi nhiều. Vườn thú Cologne (Đức) và Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) vừa phối hợp cho ra đời một con tắc kè từ việc ấp trứng nhân tạo. Đây là lần đầu tiên trên thế giới, trứng tắc kè được ấp thành công theo cách này. Chú tắc kè mới nở hiện vẫn được nuôi..
Có 2 loại dúi chủ yếu được phân biệt bởi kích cỡ và màu sắc. Chúng đều có thân hình ngắn, mắt nhỏ, tai nhỏ và đuôi ngắn. Chân ngắn và có móng vuốt. Răng rất khỏe, thích hợp cho việc đào hang và gặm thức ăn.Dúi trưởng thành có chiều dài thân 25 - 35 cm. Chiều dài đuôi 10 - 12 cm, đuôi không có lông. Trọng lượng 0,7 - 3 kg/con.Thức ănTrong tự nhiên, dúi ăn chủ yếu rễ tre và măng tre. Ngoài ra, dúi còn ăn các loại hạt, củ, quả, thân cây mía... Khi nuôi trong môi trường nhân tạo, cho dúi ăn mía và các loại củ, quả (dạng thô) là chủ yếu. Tập tínhTrong tự nhiên,..
Có thể tuyển chọn cua cái đã giao vĩ, lên gạch hoặc cua cái so (cua yếm vuông) nuôi chung với cua đực đã thành thục sinh dục, để cua cái so lột xác, giao vĩ, lên gạch đẻ trứng.- Nuôi cua cái đã giao vĩ: Trước mùa sinh sản vào khoảng tháng 8, tháng 9, cua cái đã giao vĩ có tuyến sinh dục phát triển thường đánh bắt được ở vùng cửa sông, vùng biển ven bờ. Chọn những con cua cái lên gạch tốt, khỏe mạnh, còn nguyên càng, chân bò, chân bơi, tốt nhất là chọn những con cua vừa đánh bắt được, chuyển về ao hoặc các bể xi măng để nuôi vỗ. Những con cua cái như vậy thường có trọng lượng từ 250-800g.- Nuôi trong bể xi măng: Bể xi măng có diện..
Ao nuôiCó 3 loại ao nuôi:- Ao nuôi cua nguyên liệu: Diệån tích 500-1.000m2, sâu 0,8-1m. Ao có 2 cống cấp và thoát nước. Bờ và xung quanh ao rào chắn phên, đăng lưới để chống thất thoát cua.- Ao nuôi cua tạo "nu" (cua tái sinh càng chân): Diện tích 200-300m2, sâu 0,6-0,8m, có 2 cống cấp, thoát nước. Ao có hình chữ nhật, chiều dài gấp 4-5 lần chiều rộng để dễ thu hoạch cua. Đáy ao bằng phẳng, hơi dốc về phía cống thoát nước, nền đáy là đất thịt pha sét, lớp bùn dày không quá 15cm.- Ao nuôi cua lột: Có diện tích 150-200m2, ngoài ra có thể nuôi trong lồng với kích thước (1,5-2)m chiều dài x (1-1,2)m chiều rộng x (0,5-0,7)m chiều cao; làm bằng tre, ngập nước 0,25-0,3m.Nuôi cuaNuôi cua nguyên liệuCua nguyên liệu được thu gom ở các..
Ao nuôi rùa thịt:Có thể xây trong nhà hoặc ngoài trời. Diện tích 3-20m2, hình chữ nật. Ao sâu 0,8-1,5m, từ mép nước đến bờ tường xây gạch có độ dốc 25oC để rùa bò lên nghỉ ngơi, ăn uống… Nếu là bể ngoài trời thì nên có dàn che, diện tích khoảng một nửa diện tích ao. Xung quanh có tường rào để rùa không trốn đi, lúc cần cũng có thể dùng bể để nuôi rùa mới nở, rùa giống.Nuôi rùa giống, rùa thịt:Sau 1 tháng đạt 15-20g chuyển sang ao nuôi giống, mật độ 50 con/m2.Sau 2 tháng có thể nặng 50g chuyển sang nuôi rùa thịt. Mật độ 30con/m2. Nếu ao nuôi có nước chảy, mật độ có thể 45con/m2.Mỗi khi san ao phải phân loại rùa riêng để phòng chúng chèn ép, thậm chí ăn thịt lẫn nhau.Thức ăn chủ yếu của rùa là động vật giàu đạm. Tỷ lệ thức ăn động vật và thực vật là 3:1. Có thể: động vật 80%, thực vật 16-18%, men tiêu hóa, 0,2%, vitamin 0,4%, nguyên tố vi lượng khác 2%. Mỗi ngày cho ăn 1-2 lần, mỗi lần số lượng thức ăn dọn sạch sàn ăn. Có điều chỉnh lượng thức ăn theo thời tiết để tránh lãng phí ảnh hưởng đến chất nước.Rùa thích sống ỏ vùng nước sạch, nếu không có nước chảy phải thường xuyên thay nước. Ao giống nên đảm bảo nước xanh nhạt, độ trong 30cm. Nước trong nhìn thấy đáy làm cho rùa không an tâm sinh sống. Nước quá béo, màu xanh lục thẫm..
Chọn nơi có điều kiện sinh thái gần giống với tự nhiên, ao hướng Bắc nam, tránh gió Bắc, hướng về phía mặt trời, đất tơi mềm, nguồn nước dồi dào, cấp thoát nước thuận tiện, yên tĩnh, không bị nhiễm bẩn.Diện tích ao nuôi: 20-100m2. Ao sâu: 1,5m, nước sâu 1,2m.Xung quanh ao cách mép nước 1-2m có tường rào cao 0,5 m, tường trát nhẵn, trên tường có gờ nhô ra về phía ao độ 10 cm, chân tường sâu 60-70cm. Giữa ao cần có mô đất 3-5m2, độ dốc 25o, trên mô đất trống các loại cây làm dàn che mát, làm nơi rùa nghỉ và đẻ trứng.Đáy ao nên bừa kĩ, lớp đất cát dưới đáy ao dày 20-30cm để rùa trú đông. Bờ ao có độ dốc nhất định cho một lớp đất cát pha để rùa đào hố đẻ trứng. Ngoài ra trồng ít cây bóng mát hoặc cho cây leo tạo thành nơi yên tĩnh.Bể bơi rùa mới nởThường dùng gạch và xi măng xây trong nhà có tyhành trơn nhẵn, bể hình chữ nhật.Diện tích mỗi bể 2-3 m2, cao 0,8m, nước sâu 0,2-0,3m. Đáy bể có độ dốc nhất định, một đầu bể có nước, đầu kia không ngập nước để rùa bò ra ăn uống nghỉ ngơi, nhà ấp cần thông thoáng, mát, mùa đông cần che chắn kín gió, trên bể che đậy bằng tấm nhựa.Sự giao phốiHàng năm tháng 8-9 là mùa giao phối và đẻ trứng, thường giao phối vào đêm sáng trời. Khi động hớn nổi lên mặt nước khuấy mạnh bò lên cạn rất nhanh. Con đực chủ động theo con cái hoặc quay tròn quanh con cái, con cái lại không cho bò đi… tiến hành giao phối. Đặc điểm cảu rùa là giao phối năm này sang năm sau tinh trùng vẫn có khả năng thụ tinh, trong điều kiện nuôi tỉ lệ là 1 đực 2 cái, hoặc 1 đực 3 cái.Đẻ trứngMùa đẻ tháng 4-9, tập trung vào trung tuần tháng 6 đến thượng tuần tháng 7. Khi nhiệt độ không khí trên 20oC kéo dài 5-10 ngày con cái bắt đầu đẻ trứng. Đa số một năm một lứa, mỗi lứa khoảng 2 quả trứng, có một số con..
Có thể nuôi trong bể xây hay ao đấtAo nuôi:Diện tích: 100 - 600 (m2)Độ sâu: 1 - 1,5m.Độ trong: 30cm- Nước sạch, cấp thoát nước chủ động, yên tĩnh, gần nhà để dễ bảo vệ.Xung quanh ao, hay một phần của ao nên để một phần đất làm vườn trồng cây bóng mát, cây ăn quả có giá trị. Vườn là điều kiện sinh thái rất thích hợp với đời sống của ba ba nuôi trong ao.Đáy ao có lớp bùn dày 10 - 20cm.Quanh ao, vườn xây tường cao 0,7- 0,8m, đỉnh tường có gờ ngang rộng 10cm (ở phía lòng ao) để ba ba khỏi bò đi mất.- Khoảng cách giữa ao và tường bảo vệ tốt nhất để rộng 1 m và trồng cây mướp, bầu bí, cây ăn quả làm bóng mát.- Bờ ao dốc thoải, hay bắc cầu, tạo 1-2 lối cho ba ba dễ lên xuống phơi mình tắm nắng.Bể nuôi:Diện tích: trên 10 (m2).Nước sâu: 0,6 - 1m. Có cống tràn (miệng cống ngăn bằng lưới sắt) để giữ mức nước cố định ở mức cao nhất, có cống tháo ở đáy thuận lợi để bớt công bơm,..
Trong 20 ngày đầu ương trong chậu hay trong bể nhỏ. Bể rộng 1-3 (m2 ), cao 80cm, mức nước sâu 15 - 25cm, bể có hình chữ nhật, đáy bể có độ dốc nhất định, một phần bể có nước để ba ba bò lên ăn và nghỉ ngơi. Ba ba mới nở ra rất yếu, có thể dùng nước muối 10% hoặc dung dịch thuốc tím 1ppm tắm cho ba ba. Sau 2 ngày cho ba ba ăn lòng đỏ trứng gà luộc chín sau 1 tuần đưa ra bể nuôi...
Phân biệt ba ba đực cái:- Ba ba đực: Sống mai hơi lõm xuống, sau mai có hình tròn. Đuôi dài cuống đuôi dầy hơn ba ba cái. Yếm lõm để khi giao phối áp sát vào mai con cái. Thường hoạt động mạnh hơn con cái. Cổ và đuôi dài hơn con cái, có thể vươn tận cuối mai của nó. - Ba ba cái: Mai gồ nhiều, có hình bầu dục, cuống đuôi mỏng hơn ba ba đực, yếm phía dưới gần như vòng cung. Tính nhút nhát hiền lành hơn ba ba đực. Đuôi và cổ mập hơn con đực, bầu con, dầy mình hơn. Khoảng cách giữa hai chân sau con cái rộng hơn con đực. Khi bắt đầu thành thục con đực thường lớn hơn con cái (có khi lớn hơn gấp 2 lần). Ao nuôi ba ba bố mẹ: Chọn nơi có điều kiện sinh thái gần giống với tự nhiên. Diện tích ao: 50 - 200 (m2) Nước sâu: 1,2 - 1,5m. Đáy là cát mịn sạch dày 15 - 20cm hoặc đất thịt pha cát. Ao hướng bắc nam, tránh gió bắc. Nguồn nước dồi dào, cấp thoát nước thuận tiện, nước không bị nhiễm bẩn. Xung quanh ao cách mép nước 1-2m có tường bao cao 50cm, trát nhẵn, trên tường có gờ nhô ra về phía ao độ 10cm, chân tường sâu 60-70cm. Bãi đẻ trứng: Làm ở cạnh ao, hay giữa ao rộng khoảng 2-5 (m2), có độ dốc 25 (oC), trên trồng..
1. Sản xuất giống bào ngư1.1. Quy định chungQuy trình sản xuất giống bào ngư H.diversicolor được xây dựng trên những kết quả nghiên cứu từ năm 1992-1995 của đề tài KN04-07 và năm 1996-1998 của đề tài cấp ngành do Viện nghiên cứu Hải sản chủ trì, được áp dụng cho những vùng sinh thái có đủ điều kiện nuôi bào ngư như: nhiệt độ nước 20-300C; độ mặn 30-320/00; độ trong > 4m; pH 8,0-8,2; độ sâu 3-3,5m.1.2. Nuôi bào ngư bố mẹNuôi nhốt trong ống plastic, tại vùng có độ mặn > 300/00, nhiệt độ nước 28-300C, độ trong cao. Cho ăn rong câu, rong mơ. Làm vệ sinh thường xuyên. Bào ngư có kích thước lớn: chiều dài vỏ 70-80mm; khối lượng 25-30g, tuyến sinh dục phát triển tốt.1.3. Lựa chọn bào ngư bố mẹ cho sản xuất giốngTuyến sinh dục phát triển tốt, chiếm 80-90% phần gan-dạ dày, con cái có màu nâu hoặc xanh đậm, con đực có màu trắng sữa, trứng tròn có màng bao xung quanh, đường kính 180-200à, tinh hoạt động mạnh, dễ tan trong nước.1.4 Kích thích đẻ trứng thu trứng và thụ tinhKích thích đẻ bằng phương pháp gây sốc nhiệt kết hợp với chiếu tia cực tím 5 phút. Cho bào ngư đực, cái đẻ riêng để thu trứng và tinh.1.5 Thụ tinh và thu ấu trùng TrochophoreDùng lưới phù..
Câu hỏi: Vườn mận nhà tôi đang xanh tốt, không rõ tại sao gần đây mặt trên của lá bánh tẻ, lá già có những chấm trắng nhỏ li ti giống như bụi cám, sau đó những chấm này cứ dầy đặc dần lên làm cho cả mặt trên của lá biến thành mầu xám bạc như bị phủ một lớp cám, trái bị rụng nhiều. Chúng tôi đã xịt nhiều lọai thuốc nhưng không thấy hết. Xin cho biết đó là bệnh gì? Có cách nào để chữa trị chúng? Nguyễn Văn Hùng (Long Thành, Đồng Nai)Trả lời: Không phải chỉ riêng vườn mận nhà bạn mà cách nay vài năm cũng có vài chủ vườn chuyên canh cây mận ở Tiền Giang hỏi về vấn đề náy. Qua mô tả trong thư của bạn kết hợp với thực tế mà chúng tôi đã quan sát được ở một số vườn chuyên canh cây mận ở xã Thân Cửu Nghĩa (Tiền Giang). Chúng tôi cho rằng triệu chứng trên lá mận nhà bạn không phải do bệnh gây ra mà là triệu..
Câu hỏi: Vài năm gần đây táo ở chỗ chúng tôi thường bị một bệnh có biểu hiện như sau:Trên trái xuất hiện những đám phấn màu trắng mịn hay trắng xám, những đám này ngày càng lan rộng ra, có khi bao phủ hết cả trái, làm cho trái không lớn lên được, trái nhỏ màu nâu. Nếu bị nặng trái non có thể bị rụng rất nhiều. Những trái nào còn sót lại sau này lớn lên vỏ sẽ bị sần sùi, màu nâu, ăn không ngon, bán mất giá. Xin cho biết đó là chứng bệnh gì? Có cách nào để chữa trị lọai bệnh này? Nguyễn Lê Văn Bé Và một số nhà vườn ở Long Thành (Đồng Nai). Trả lời: Qua mô tả chúng tôi cho rằng hiện tượng xảy ra trên trái táo ở chỗ các bạn có thể là bệnh Phấn trắng do nấm Podosphaeria leucotricha gây ra. Có lẽ các bạn đã không quan sát kỹ chứ thực ra nấm bệnh có thể tấn công trên nhiều bộ..
Câu hỏi: Tôi có trồng được một số cây Mận (Gioi) để lấy trái ăn và làm bóng mát cho khu nhà ở. Nhưng không hiểu tại sao thời gian gần đây trên lá, cành, trái... bị phu đầy một lớp mầu đen nhìn giống như bồ hóng bếp, khi ăn trái phải rửa rất kỹ trái mới hết lớp mầu đen này, cây mận bị xuống sức, suy yếu rất nhiều . Cùng với hiện tượng này chúng tôi còn thấy trên cây có nhiều con sâu nhỏ như cỡ hạt mè, mầu trắng xốp như bông gòn bám dầy đặc trên lá non, cành non. Khi bóp thấy chúng chẩy máu mầu hồng nhạt. Có phải những hiện tượng trên đây đã làm cho cây mận suy yếu, mất sức. Nếu đúng xin được chỉ dẫn làm sao để vượt qua được tình trạng này? Nguyễn Văn Bông (Chợ Gạo, Tiền Giang Và một vài bạn ỡ Long Thành, Đồng Nai)Trả lời: Qua mô tả rất kỹ của các bạn theo chúng..
Câu hỏi: Vườn cây quất của gia đình tôi thỉnh thỏang lại có những đám trên lá có mầu đen như bồ hóng bếp, làm cho cây, trái xấu xí, khó bán. Xin cho biết đó là hiện tượng gì. Nếu cứ để vậy liệu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của cây không? Nếu có ảnh hưởng xin được chỉ dẫn cách khắc phục? Nguyễn Văn LongSaDec (Đồng Tháp)Trả lời: Trên các lọai cây thuộc nhóm cây có múi như cam, quýt, chanh bưởi, quất… (và cả ở một vài lọai cây ăn trái khác), hiện tượng bồ hóng đen trên lá có thể do hai nguyên nhân chính gây ra, nhưng dù là nguyên nhân nào đi nữa cũng đều không có lợi cho cây (đó là chưa kể cái thiệt hại trước mắt như bạn đã nói là làm cho cây xấu xí, khó bán), do vậy cần phải có biện pháp để khắc phục. Hai nguyên nhân này sẽ có hai cách khắc phục khác nhau. Do trong thư bạn không mô tả rõ nên khó trả lới một cách chính xác, vì thế chúng tôi xin nêu ra cả hai trường hợp, bạn kiểm tra lại xem vườn quất của nhà bạn rơi vào trường hởp nào từ đó bạn sẽ có cách sử lý đúng.-Trường hợp thứ nhất: Nếu ở mặt trên của lá, trên vỏû cành, vỏ trái ...bị phủ đều một lớp bồ hóng, mầu đen, không tạo thành từng đốm riêng..
Câu hỏi: Trên cây nhãn ở chỗ chúng tôi, thường hay bị những con sâu nhỏ cỡ hạt mè, hình bầu dục, thân mềm nhũn, trên mình có phủ một lớp phấn trắng như bông gòn. Chúng bám thành từng đám (hình như không thấy di chuyển) trên cuống bông, chùm trái hay đọt lá non. Làm cho bông trái bị rụng, đọt lá non bị quắt lại không phát triển được. Xin cho biết đó là lọai sâu bệnh gì? Nên phòng trừ lọai sâu bệnh này như thế nào cho có hiệu qủa? Đỗ Đình Tính (Cao Lãnh, Đồng Tháp) Và một số bà con ở Đồng Nai. Trả lời: Qua mô tả của các bạn chúng tôi cho rằng cây nhãn của nhà các bạn đã bị rệp sáp gây hại. Theo các nhà chuyên môn thì trên cây nhãn có ít nhất 4 lòai rệp sáp gỉa, chúng thuộc họ Pseudococcidae. Chắc là các bạn chưa quan sát kỹ hoặc chưa mô tả hết , chứ thực ra với con rệp sáp giả còn có hai hiện tượng nữa đi kèm đó là: tại xung quanh chỗ có những con rệp này đeo bám thường hay thấy có kiến lửa, kiến hôi, hay kiến cao cẳng bò qua bò lại, vì những..
Câu hỏi: Trên trái quất của vườn kiểng của gia đình tôi thỉng thỏang lại có những trái bị một lọai sâu đục vào gây hại ở lớp dưới vỏ của trái (phần cùi mầu trắng) làm cho những chỗ đó bị nổi u, nhất là khi trái còn nhỏ dễ làm cho trái bị rụng. Nếu không bị rụng thì sau này cục u cứ lớn dần lên làm cho trái bị biến dạng, méo mó, xấu. Xin cho biết đó là sâu gì? Làm cách nào để phòng trị chúng?Nguyễn Xuân Thăng (Bến Lức, Long An)Trả lời: Qua mô tả của các bạn theo chúng tôi có lẽ đây là con sâu đục vỏ trái (Prays citri), lòai sâu này thuộc Họ Yoponomeutidae, Bộ Lepidoptera. gần đây chúng xuất hiện và gây hại ngày một nhiều hơn trên cây có múi (chủ yếu là bưởi, cam, chanh) ở các tỉnh Phía Nam. Cây quất kiểng cũng có thể bị lòai sâu này gây hại..
Câu hỏi: Trên cây ổi ở chỗ chúng tôi cứ vào mùa khô thường hay bị một lọai sâu hình bầu dục lớn gần bằng nửa hạt đậu xanh nhỏ, trên mình phủ một lớp phấn màu trắng, nhìn kỹ thấy xung quanh có tua trắng, khi bóp thấy máu có màu hơi hồng. Chúng bám trên đọt non, lá non, trên trái (nhất là những trái mới tượng, trái còn non) làm cho đọt non, lá non bị quăn queo, trái non có thể bị rụng. Xung quanh gần chỗ chúng sinh sống có phủ một lớp bồ hóng màu đen, trông rất bẩn. Xin cho biết đó là sâu gì? Cách phòng trị lọai sâu này? Lê Văn Bôi (Định Quán, Đồng Nai) Và một số nhà vườn ở Cái Bè, Tiền Giang. Trả lời: Qua mô tả của các bạn chúng tôi cho rằng con sâu màu trắng đang gây hại cho cây ổi ở chỗ các bạn là con rệp bông, còn gọi là con rệp sáp phấn, rầy bông… Theo kết quả điều tra của các cơ quan chuyên môn ở một số tỉnh có trồng nhiều ổi ở ĐBSCL như Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ… thì trên cây ổi có đến 3 lòai rầy bông gây hại đó là: Planococcus lilacinus, Planococcus sp. và..
Câu hỏi: Trên cây bưởi long ở chỗ chúng tôi gần đây cứ vào mùa mưa thường mắc một chứng bệnh như sau: trên lá xuất hiện những đốm nhỏ sần sùi, mầu nâu nhạt, mọc nhô cao lên khỏi bề mặt của la,ù xung quanh những đốm này có quầng mầu vàng, nếu bị nặng có thể làm cho lá bị khô, rụng sớm. Trên cành (chủ yếu là cành bánh tẻ, cành già ít bị hơn) cũng bị các vết đốm làm cho cành sần sùi, nếu bị nặng cành đó có thể bị chết khô. Có người nói tại tôi trồng giống bưởi long nên mới bị như vậy có đúng không? Xin cho biết đó là chứng bệnh gì? Và cách phòng trị chúng? Huỳnh Văn Thônvà một vài nhà vườn ở Châu thành (Bến Tre) Trả lời: Qua mô tả của các bạn, chúng tôi cho rằng có lẽ cây bưởi ở chỗ các bạn đã bị bệnh Lóet, bệnh này do Vi khuẩn Xanthomonas campestric pv. citri gây ra. Ngòai cây bưởi bệnh còn gây hại cho những cây thuộc nhóm cây có múi như cam, chanh, quýt, nhất là trên cây chanh. Nếu nói rằng tại trồng giống bưởi long nên mới bị mắc bệnh này thì không đúng đâu. Đúng như bạn đã nói trong..