Cách bón phân nào khác để hạ phèn
Được đăng : 13-12-2016 16:26:16
1. Phèn và đất phènPhèn là muối sun phát hỗn hợp tạo ra khi trộn hai mối sun phat đơn. Có nhiều loại phèn: phèn trắng có công thức KAl(SO4)2 thường được dùng làm trong nước ăn và công nghệ chết biến mứt, nước quả... Ngoài phèn trắng còn có phèn xanh CuSO4 (đồng sun phát) được dùng rong công nghệ sản xuất thủy sản, khử trùng nước, trong nông nghiệp chữa các bệnh khuẩn, nấm của cây trồng ví dụ bệnh sun lá ở cà chua, khoai tây...Trong đất chứa phèn làm cho đất bị chua. Nguyên nhân là do phèn bị thủy phân sinh ra axit sunphuric (H2SO4) làm tăng nồng độ H+ trong đất.KAl(SO4)2 + H2O = K2SO4 +H2SO4 + Al(OH)3H2SO4 = 2H+ + SO42-Ion H+ làm cho đất có pH thấp đất bị chua. Đất có pH 3-4,5 gọi là đất rất chua, đất có pH 4,6-5,6 gọi là đất chua, đất có pH 5,6-6,5 gọi là đất ít chua.Độ chua của đất..
1. Phèn và đất phèn
Phèn là muối sun phát hỗn hợp tạo ra khi trộn hai mối sun phat đơn. Có nhiều loại phèn: phèn trắng có công thức KAl(SO4)2 thường được dùng làm trong nước ăn và công nghệ chết biến mứt, nước quả... Ngoài phèn trắng còn có phèn xanh CuSO4 (đồng sun phát) được dùng rong công nghệ sản xuất thủy sản, khử trùng nước, trong nông nghiệp chữa các bệnh khuẩn, nấm của cây trồng ví dụ bệnh sun lá ở cà chua, khoai tây...
Trong đất chứa phèn làm cho đất bị chua. Nguyên nhân là do phèn bị thủy phân sinh ra axit sunphuric (H2SO4) làm tăng nồng độ H+ trong đất.
KAl(SO4)2 + H2O = K2SO4 +H2SO4 + Al(OH)3
H2SO4 = 2H+ + SO42-
Ion H+ làm cho đất có pH thấp đất bị chua. Đất có pH 3-4,5 gọi là đất rất chua, đất có pH 4,6-5,6 gọi là đất chua, đất có pH 5,6-6,5 gọi là đất ít chua.
Độ chua của đất được chia làm 2 loại: Độ chua hoạt tính và độ chua tiềm tàng.
Độ chua hoạt tính: là độ chua gây nên bởi ion H+ trong dung dịch đất. Hàm lượng H+ càng tăng thì đất càng chua.
Độ chua tiềm tàng: Độ chua tiềm tàng là độ chua được đặc trưng bằng nồng độ tổng số của axit và chất có tính axit tồn tại trong đất ở trạng thái phân li và không phân li. Các ion H+ và Al+ hấp phụ trên keo đất bị đẩy vào dung dịch sẽ gây nên phản ứng chua.
Độ chua tiềm tàng chia làm hai loại: Độ chua trao đổi và độ chua thủy phân
Độ chua trao đổi: là độ chua tiềm tàng gây nên do sự có mặt của ion H+ và Al+ năm trên bề mặt hấp phụ của keo đất.
Độ chua thủy phân: là chỉ số biều thị lượng lớn nhất của H+ và Al+ trao đổi có trạng thái hấp phụ trao đổi, khi ta cho đất tác dụng với 1 muôi thủy phân.
2. Xử lí đất chua bằng vôi và lân
Có nhều loại vôi: Vôi nông nghiệp CaCO3, Vôi tôi hay vôi ngâm nước Ca(OH)2),Vôi nung CaO. Vôi có thể khử được phèn vì OH- tạo ra từ vôi sẽ khử ion H+ làm giảm độ chua của đất.
OH- + H+ = H2O
Lân (có nhiều loại: Ca3(PO4)3, Ca(H2PO4)2…) cũng có khả năng khử phèn vì khi bón lân vào đất phèn, lân sẽ tác dụng với ion H+ làm giảm độ chua của đất.
Ca3(PO4)3 + 3H+ = 3Ca(HPO4)
Ca(HPO4) + H+ = Ca(H2PO4)2
Ca(H2PO4)2 + 2H+ = Ca2+ + 2 H3PO4
Axit H3PO4 là axit có độ phân li kém nên làm nông độ H+ thấp hơn ban đâu, giảm độ chua của đất
• Chú ý: P2O5 là đơn vị để tính lần, phần trăm của lân trong sản phẩm phân được tính theo phần trăm P2O5 có trong sản phẩm. Các lân bán trên thị trường là phân nung chảy, lân tự nhiên (Ca3(PO4)3, Ca(H2PO4)2)… nếu bón P2O5 thì không những làm không làm giảm phèn mà còn làm tăng độ chua cho đất.
Ngoài cách dùng vôi và lân để khử phèn có có thể dùng một số phân khác, các muối thủy phân, sô đa... để khử phen nhưng xét về mặt hiệu quả kinh tế không cao.
3. Cách tính để bón vôi cho đất phèn
Người ta thường căn cứ vào độ chua thủy phân để bón vôi cho đất theo công thức sau:
Khối lượng CaCO3(tấn/ha)= 1,5xHtp
Trong đó 1,5 là lượng CaCO3 cần trung hòa hết H+ ở lớp đất dày từ 0-20cm.
Trong thực tế chỉ cần trung hòa 2/3 độ chua thủy phân.