Cách phòng trị rệp hại đậu rồng
Được đăng : 13-12-2016 16:26:21
Câu hỏi: Trên cây đậu rồng ở vùng tôi thường hay bị một lọai rầy rệp rất nhỏ, cơ thể của chúng nhìn gần giống hình thù của trái bơ, dài khỏang cỡ một, hai ly, mầu xám, bụng căng tròn...tập trung bu bám ở chỗ đọt non, lá non, bông, trái non...làm cho những bộ phận này bị vàng úa, lá quăn queo, bông, lá non, trái non có thể bị rụng, giàn đậu trở lên còi cọc xơ xác cho trái rất ít. Xin cho biết chúng là con sâu rầy gì? Có cách nào để phòng trị chúng? Lê Cao Nguyên (Thống Nhất, Đồng Nai) Và nột vài bạn ở Vĩnh LongTrả lời: Đậu rồng là một lọai đậu lấy trái để làm rau , do dễ trồng lại dễ chế biến thành các món ăn từ cao cấp đến bình dân, nên đậu rồng đã được bà con nông dân trồng khá phổ biến, nhiều khi chỉ tận dụng một vạt đất ở góc vườn cũng có thể trồng được vài gốc cho chúng leo lên bờ rào. Trong số những sâu bệnh thường gây hại trên cây đậu rồng thì rệp có..
Câu hỏi: Trên cây đậu rồng ở vùng tôi thường hay bị một lọai rầy rệp rất nhỏ, cơ thể của chúng nhìn gần giống hình thù của trái bơ, dài khỏang cỡ một, hai ly, mầu xám, bụng căng tròn...tập trung bu bám ở chỗ đọt non, lá non, bông, trái non...làm cho những bộ phận này bị vàng úa, lá quăn queo, bông, lá non, trái non có thể bị rụng, giàn đậu trở lên còi cọc xơ xác cho trái rất ít. Xin cho biết chúng là con sâu rầy gì? Có cách nào để phòng trị chúng?
Lê Cao Nguyên (Thống Nhất, Đồng Nai)
Và nột vài bạn ở Vĩnh Long
Trả lời: Đậu rồng là một lọai đậu lấy trái để làm rau , do dễ trồng lại dễ chế biến thành các món ăn từ cao cấp đến bình dân, nên đậu rồng đã được bà con nông dân trồng khá phổ biến, nhiều khi chỉ tận dụng một vạt đất ở góc vườn cũng có thể trồng được vài gốc cho chúng leo lên bờ rào. Trong số những sâu bệnh thường gây hại trên cây đậu rồng thì rệp có thể được coi là một đối tượng nguy hiểm nhất, chúng xuất hịên khá phổ biến, nhất là trên những tược non, trên hoa và đặc biệt là trên những trái non, nhiều khi chúng bu bám dầy đặc làm cho trái không thể phát triển được, trái bị khô héo và rụng sớm, gây thất thu rất nhiều cho người trồng.
Đúng như các bạn đã quan sát và mô tả trong thư lọai rệp này có kích thước của cơ thể rất nhỏ (khỏang 1,5-2 ly) gần giống hình trứng, hoặc hình trái lê mà các bạn cho là giống trái bơ, mầu xám hoặc xám nhạt, có thể có cánh hoặc khôn. Cả rệp trưởng thành và rệp non đều bu bám ở các bộ phận non của cây (đọt non, nụ hoa, trái non, lá non...) để chích hút nhựa của những bộ phận này (chúng ít di chuyển). Rệp sinh sản liên tục nhiều lứa trong năm, vòng đời của chúng lại ngắn nên chúng tích lũy mật số rất nhanh, vào những thời gian cao điểm chỉ cần lảng quên không thăm vườn vài ngày là đã thấy chúng phát triển dầy đặc. Nếu mật số cao có thể làm cho lá non bị cong queo, vặn vẹo, bị vàng úa dần, mép lá có thể bị khô chết, lá không phát triển được cây còi cọc, đọt non bị teo tóp, héo dần, hoa và trái non có thể bị rụng, gây ảnh hưởng rất nhiều đến năng xuất. Ngòai đậu rồng còn thấy lọai rệp này gây hại trên khá nhiều lọai rau đậu khác như đậu đũa, đậu que, đậu xanh, đậu đen, các lọai rau cải ...
Để hạn chế tác hại của rệp các bạn nên áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây:
-Không nên trồng qúa dầy làm cho giàn đậu luôn bít bùng, rậm rạp, tạo điều kiện cho rệp phát sinh, phát triển, gây hại và lây lan.
-Không nên bón qúa dư thừa phân đạm vì không những tạo cho cây tốt lốp ra trái ít mà còn tạo thức ăn phù hợp cho rệp, đồng thời cũng làm cho giàn đậu rậm rạp, bít bùng. Nên tăng cường bón thêm phân lân và kali.
Phải kiểm tra giàn đậu thường xuyên, nhất là vào những đợt giàn đậu ra đọt non, ra bông, trái non. Nếu thấy rệp có chiều hướng tăng nhanh thì phải dùng thuốc phun xịt để diệt trừ rệp ngay, không nên để chúng phát triển dầy đặc rồi mới xịt th hiệu qủa sẽ không cao mặt khác sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của trái. Về thuốc có thể sử dụng một trong các lọai thuốc sau đây để phun xịt: Supracide 40EC, Suprathion 40EC, Bassa 50EC, Applaud-Bas 27BTN, Applaud 10WP... Để đảm bảo an tòan cho người ăn cần hết sức chú ý đảm bảo đúng thời gian cách ly của thuốc.