Cây đu đủ (Carica papaya L) 

Được đăng : 13-12-2016 12:32:34
Ðu đủ chín có vị thơm ngon, cung cấp nhiều beta caroten (là một tiền chất của vitamin A), vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A. Ðây là một loại vi chất dinh dưỡng có vai trò là chất chống oxy hóa mạnh, chống khô mắt, khô da và có tác dụng nhuận tràng, nồng độ đạt 2.100 mcg beta caroten/100g ăn được. Tuy nhiên nhu cầu beta caroten cũng cần vừa phải, nếu ăn quá nhiều, liên tục sẽ dẫn đến thừa và gây vàng da cho trẻ. Thậm chí cả trẻ nhỏ đang bú mẹ, nếu mẹ thừa beta caroten sẽ bài tiết qua sữa sang con và gây vàng da cho trẻ.Ðu đủ xanh có nhiều men papain, tác dụng giống như pepsin của dạ dày, nhất là giống Trypsin của tụy trong việc tiêu hóa chất thịt. THÔNG SỐ KỸ THUẬT1. Nguồn gốc:--------------------------------------------------------------------------------Cây đu đủ tên La -tinh là Carica papaya L., nguồn gốc Trung Mỹ đã được nhà báo Oviedo người Tây Ban Nha mô tả năm 1526 ở bờ biển các nước Panama và Colombia. Rất có thể du nhập vào Việt Nam qua ngả Philiippines.Ðu đủ còn có tên là Lô hong phlê (Campuchia), Mắc hung (Lào), Phiên mộc.2. Những đặc tính chủ yếu:--------------------------------------------------------------------------------Là cây trồng phổ biến ở nước ta. Thân thẳng, cao từ 3-7m đôi khi có phân nhánh. Vỏ mang nhiều sẹo của cuống lá. Lá mọc so le ở..

Ðu đủ chín có vị thơm ngon, cung cấp nhiều beta caroten (là một tiền chất của vitamin A), vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A. Ðây là một loại vi chất dinh dưỡng có vai trò là chất chống oxy hóa mạnh, chống khô mắt, khô da và có tác dụng nhuận tràng, nồng độ đạt 2.100 mcg beta caroten/100g ăn được. Tuy nhiên nhu cầu beta caroten cũng cần vừa phải, nếu ăn quá nhiều, liên tục sẽ dẫn đến thừa và gây vàng da cho trẻ. Thậm chí cả trẻ nhỏ đang bú mẹ, nếu mẹ thừa beta caroten sẽ bài tiết qua sữa sang con và gây vàng da cho trẻ.Ðu đủ xanh có nhiều men papain, tác dụng giống như pepsin của dạ dày, nhất là giống Trypsin của tụy trong việc tiêu hóa chất thịt.
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
1. Nguồn gốc:
--------------------------------------------------------------------------------
Cây đu đủ tên La -tinh là Carica papaya L., nguồn gốc Trung Mỹ đã được nhà báo Oviedo người Tây Ban Nha mô tả năm 1526 ở bờ biển các nước Panama và Colombia. Rất có thể du nhập vào Việt Nam qua ngả Philiippines.
Ðu đủ còn có tên là Lô hong phlê (Campuchia), Mắc hung (Lào), Phiên mộc.
2. Những đặc tính chủ yếu:
--------------------------------------------------------------------------------
Là cây trồng phổ biến ở nước ta. Thân thẳng, cao từ 3-7m đôi khi có phân nhánh. Vỏ mang nhiều sẹo của cuống lá. Lá mọc so le ở ngọn cây, phiến lá rộng, to chia làm 6-9 thùy, thùy hình trứng nhọn mép có răng cưa không đều. Cuống lá rỗng và dài 30-50cm. Hoa trắng nhạt hay xanh nhạt. Hoa đực mọc ở kẽ lá thành chùy có cuống rất dài. Hoa cái có tràng dài hơn tràng của hoa đực, mọc thành chùy ở kẽ lá. Quả thịt hình trứng to dài 20-30cm, đường kính 15-20cm. Thịt quả dày, lúc đầu có màu xanh lục, sau ngả màu vàng cam. Trong ruột quả có nhiều hạt to đen bằng hạt tiêu, xung quanh có lớp nhầy.
3. Các giống đu đủ:
--------------------------------------------------------------------------------
C. candamarcencis Hook (đu đủ núi); C. cundinamarcensis Linden.; C. quercifolia Benth and Hook (đu đủ lá cây giẽ); C. chryso petala Heilb; C. pentagona Heilb (đu đủ năm góc, còn có tên là Babacao, tái dài, không hột, ruột vàng, mùi vị giống như dưa gang tây (melon); C. microcarpa Jacq (đu đủ nhỏ trái); C. cauliflora Jacq; C. gracilis Sohms; C. perythrocarpa Linden and André.
Trồng phổ biến ở nước ta là các giống: giống số 1, Red lady của Đài Loan, Trạng nguyên, Nông nghiệp I, Mêhico, Thái Lan và đu đủ ta.
4. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế:
--------------------------------------------------------------------------------
Cây đu đủ được trồng phổ biến trong vườn gia đình, quả đu đủ chín có giá trị dinh dưỡng cao rất thích hợp với trẻ em.
Quả đu đủ xanh có thể ăn thay rau, làm nộm, nấy với thịt xương còn làm cho thịt chóng nhừ nhờ chất papain có trong nhựa quả. Theo tổ chức Lương Nông thế giới (FAO) đu đủ là một trong 4 loại quả giàu giá trị dinh dưỡng nhất. Đu đủ cũng là loại quả nhiệt đới được sản xuất và tiêu thụ khá phổ biến trên thị trường thế giới.
Trong 100g quả chín phần ăn được cho 36 kcal, 1g protein, 7,7g gluxit, 455 µg vi tamin B2, 0,33 mg vitamin PP.
5. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh:
--------------------------------------------------------------------------------
Nhiệt độ thích hợp 20-260C, chịu rét kém, do đó những nơi có nhiệt độ thấp hơn 50C hoặc có sương muối không thích hợp với đu đủ.
Kém chịu hạn, sợ úng. Lượng mưa thích hợp hàng năm 1300 - 1500 mm.
6. Kỹ thuật trồng:
--------------------------------------------------------------------------------
Nhân giống:
- Chọn hạt: chọn quả chín kỹ, cắt bỏ phần đầu và phần cuống quả, lấy hạt ở phần giữa quả thả ngay vào nước, chọn hạt đen và chìm, rửa sạch màng nhớt bọc ngoài hạt, đem hong khô trong râm rồi gieo ngay.
- Gieo hạt: làm luống như gieo hạt hạt rau, có thể vãi hoặc gieo thành rạch với khoảng cách rạch 15-20 cm.
Có thể giao trong bầu PE có kích thước 10 x 15cm, đất được trộn với phân hoai mục, cho đầy bầu, lèn chặt, gieo 2-3 hạt, tưới nước giữ ẩm cho bầu.
7. Cách trồng:
--------------------------------------------------------------------------------
- Cây đem trồng phải đạt các tiêu chuẩn sau: thấp cây, gốc to và nhỏ dần lên theo hình búp măng,
đốt lá dày, lá to có 7-8 thùy màu xanh đậm, có bộ rể chùm.
- Đào hố kích thước 40 x 40 x 40 cm, khoảng cách cây 2,5 x 2,0m. Mổi hố bón: 10kg phân chuồng hoai mục + 0,3kg supe lân + 0,4 kg sulfat kali.
Thời vụ trồng: tháng 3-4 hoặc tháng 9-10.
8. Chăm sóc:
--------------------------------------------------------------------------------
- Sau khi trồng tưới nước giữ ẩm thường xuyên mỗi ngày một lần; sang tuần thứ 2 cứ 2 ngày tưới nước một lần.
- Bón phân:
+ Đối với cây dưới 1 tuổi: 50-100g sulfat đạm, 150-300g lân, 20-40g sulfat kali.
+ Đối với cây trên 1 tuổi: 300-400g sulfat đạm, 150-300g lân, 120-200g sulfat kali.
Chú ý: bón làm 3-4 lần, kết hợp với làm cỏ, vun gốc.
9. Phòng trừ sâu bệnh:
- Rệp sáp hại thân lá, quả non: lá sớm bị vàng, quả ăn nhạt. Phòng trừ bằng cách phun Bi58 0,1-0,2% hay Supracide 40EC 0,1-0,15 hoặc Sumicidin 10EC với nồng độ 4-8cc/10 lít nước rồi phun cho ướt đều các lá.
Bệnh virut (hoa, lá đu đủ): xoắn ngọn, chùn ngọn là những bệnh khó chữa phải nhổ bỏ, đem đốt cây và xử lý đất.
- Bệnh thối cổ rể: thường bị ở cây non mới trồng nơi có độ ẩm cao. Khắc phục bằng cách thoát nước tốt cho vườn cây, loại bỏ cây bị bệnh, phun Boócđô 1%.
- Để phòng sâu bệnh có thể thông qua con đường chọn giống, vệ sinh vườn, diệt côn trùng môi giới truyền bệnh.
- Một số nơi có kinh nghiệm trồng đu đủ thì sau một năm trồng chặt bỏ cây cũ và trồng lại cây mới vừa có tác dụng phòng bệnh, chống được gió bão, lại cho năng suất cao.