Cây vú sữa(Chrysophyllum cainito) 

Được đăng : 13-12-2016 12:32:34
Vú sữa (Chrysophyllum cainito L) là một trong những loại trái cây rất được ưa chuộng nhờ phẩm chất ngon và giá trị dinh dưỡng cao, vú sữa được trồng ở nước ta từ rất lâu đời với nhiều giống khác nhau trong đó có vú sữa Lò Rèn là giống nổi tiếng nhất. Quả vú sữa Lò Rèn có trọng lượng trung bình 250 -350g, thịt quả khi chín rất ngon. THÔNG SỐ KỸ THUẬT1. Nguồn gốc--------------------------------------------------------------------------------Vú sữa có nguồn gốc từ Đảo Antilles và châu Mỹ nhiệt đới. Phân bố ở Nam Mỹ, du nhập vào Ấn Độ, Sri Lanka, Philippines, Thái Lan rồi vào Nam Việt Nam. Tại VN, Vú Sữa được dân miền Nam chuộng hơn (ở miền Bắc thường cho năng suất kém và quá cao cây - đến 15 m, nên ít được ưa chuộng).2. Những đặc tính chủ yếu:--------------------------------------------------------------------------------Mùa vụ: Trái sữa chín sau Tết, thường rãi rác do ra hoa không đồng loạt từ tháng 12 đến tháng 3 Dương lịch.Cây vú sữa thường cao từ 10 đến 15m, lá của vú sữa là thường xanh, mọc so le, hình ô van đơn, mép liền, dài 5-15 cm; mặt dưới bóng như màu vàng khi nhìn từ xa. Các hoa nhỏ màu trắng ánh tía và có mùi thơm ngát. Đây là loại cây lưỡng tính (tự thụ phấn).Quả của nó tròn, có lớp vỏ màu tía hoặc nâu ánh lục khi chín, thường có màu xanh lục xung quanh đài hoa, với kiểu hình sao trong cùi thịt. Có một vài giống cho quả màu trắng ánh xanh lục. Vỏ nhiều latex (nhựa mủ) và không ăn được. Các hạt dẹt có màu nâu nhạt và cứng. Nó ra quả quanh năm sau khi đạt đến 7 năm tuổi trở lên.3. Các giống bưởi và vùng trồng:--------------------------------------------------------------------------------Tùy theo màu sắc của trái mà có các tên sau:- Vú sữa xanh – rất ngọt- Vú sữa trắng - rất ngọt võ mỏng- Vú sữa hường - ngọt thường- Vú sữa tím có 2 loại to và nhỏ- Vú sữa dây - rất ngọt4. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế:--------------------------------------------------------------------------------Vú sữa (Chrysophyllum cainito L) là một trong những loại trái cây rất được ưa chuộng nhờ phẩm chất ngon và giá trị dinh dưỡng cao, vú sữa được trồng ở nước ta từ rất lâu đời với nhiều giống khác nhau. Trong trái vú sữa có các chất dinh dưỡng là Protein, dầu acid malic, sucoro, đường.Lớp cùi thịt của quả là ăn được và ngon, dùng làm các món tráng miệng; nó có vị ngọt và nói chung hay được phục vụ dưới dạng tươi hoặc làm lạnh (khoảng 10-15°C). Lá của nó được dùng ở một số khu vực làm dạng như chè..

Vú sữa (Chrysophyllum cainito L) là một trong những loại trái cây rất được ưa chuộng nhờ phẩm chất ngon và giá trị dinh dưỡng cao, vú sữa được trồng ở nước ta từ rất lâu đời với nhiều giống khác nhau trong đó có vú sữa Lò Rèn là giống nổi tiếng nhất. Quả vú sữa Lò Rèn có trọng lượng trung bình 250 -350g, thịt quả khi chín rất ngon.
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
1. Nguồn gốc
--------------------------------------------------------------------------------
Vú sữa có nguồn gốc từ Đảo Antilles và châu Mỹ nhiệt đới. Phân bố ở Nam Mỹ, du nhập vào Ấn Độ, Sri Lanka, Philippines, Thái Lan rồi vào Nam Việt Nam. Tại VN, Vú Sữa được dân miền Nam chuộng hơn (ở miền Bắc thường cho năng suất kém và quá cao cây - đến 15 m, nên ít được ưa chuộng).
2. Những đặc tính chủ yếu:
--------------------------------------------------------------------------------
Mùa vụ: Trái sữa chín sau Tết, thường rãi rác do ra hoa không đồng loạt từ tháng 12 đến tháng 3 Dương lịch.
Cây vú sữa thường cao từ 10 đến 15m, lá của vú sữa là thường xanh, mọc so le, hình ô van đơn, mép liền, dài 5-15 cm; mặt dưới bóng như màu vàng khi nhìn từ xa. Các hoa nhỏ màu trắng ánh tía và có mùi thơm ngát. Đây là loại cây lưỡng tính (tự thụ phấn).
Quả của nó tròn, có lớp vỏ màu tía hoặc nâu ánh lục khi chín, thường có màu xanh lục xung quanh đài hoa, với kiểu hình sao trong cùi thịt. Có một vài giống cho quả màu trắng ánh xanh lục. Vỏ nhiều latex (nhựa mủ) và không ăn được. Các hạt dẹt có màu nâu nhạt và cứng. Nó ra quả quanh năm sau khi đạt đến 7 năm tuổi trở lên.
3. Các giống bưởi và vùng trồng:
--------------------------------------------------------------------------------
Tùy theo màu sắc của trái mà có các tên sau:
- Vú sữa xanh – rất ngọt
- Vú sữa trắng - rất ngọt võ mỏng
- Vú sữa hường - ngọt thường
- Vú sữa tím có 2 loại to và nhỏ
- Vú sữa dây - rất ngọt
4. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế:
--------------------------------------------------------------------------------
Vú sữa (Chrysophyllum cainito L) là một trong những loại trái cây rất được ưa chuộng nhờ phẩm chất ngon và giá trị dinh dưỡng cao, vú sữa được trồng ở nước ta từ rất lâu đời với nhiều giống khác nhau. Trong trái vú sữa có các chất dinh dưỡng là Protein, dầu acid malic, sucoro, đường.
Lớp cùi thịt của quả là ăn được và ngon, dùng làm các món tráng miệng; nó có vị ngọt và nói chung hay được phục vụ dưới dạng tươi hoặc làm lạnh (khoảng 10-15°C). Lá của nó được dùng ở một số khu vực làm dạng như chè và người ta coi nó có tác dụng chống các bẹnh đái đường và thấp khớp. Vỏ cây được coi là có chứa chất bổ và có tác dụng kích thích, nước sắc vỏ cây được dùng để chống ho. Loại quả vỏ màu tía có lớp vỏ dày hơn và cùi thịt đặc hơn còn loại quả vỏ màu nâu lục có vỏ mỏng và nhiều cùi thịt nhão.
Hiện nay, giống vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tiền Giang ban hành tiêu chuẩn cơ sở về chất lượng của giống vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, quả có dạng hình cầu hoặc hình cầu hơi thuôn. Màu sắc quả vàng nhạt, hơi ửng hồng, chiếm 1/3 -3/4 diện tích vỏ quả tính từ phía đáy lên cuống, phần vỏ còn lại có màu xanh nhạt, bóng, dài, mềm, nhiều nước, vị ngọt béo, mùi thơm. Thịt quả có độ Brix >= 13,5%, axít 0,77 –0,09 %, PH 5,8 5,8 – 6,2 tỉ lệ Brix/axit >120, axit ascorbic >3,0 mg/100g.
5. yêu cầu điều kiện ngoại cảnh:
--------------------------------------------------------------------------------
Cây vú sữa trồng thích hợp trong điều kiện nhiệt đới nhiệt độ 22-34 độ C, chỉ ra hoa tốt trong điều kiện có hai mùa mưa nắng phân biệt và không chịu được gió to do cây có tán lá dày và rễ nông.
Yêu cầu đất đai: đất phù sa ven sông, đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, ít chua, pH 5,5-6,5, cao độ không quá 400m
6. Nhân giống:
--------------------------------------------------------------------------------
Vú sữa hầu hết trồng bằng hạt, sau 3 năm có thể cho hoa, kết quả.
Nhân giống bằng phương pháp ghép: Có nhiều cách ghép, tuy nhiên trong sản xuất ghép cành treo bầu và ghép mắt cho tỷ lệ thành công cao.
7. Cách trồng:
--------------------------------------------------------------------------------
* Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Xẻ liếp đôi rộng từ 10 – 12 m, mỗi liếp trồng thành hai hàng hai bên theo kiểu nanh sấu. Trước khi trồng, đắp mô cao 0,5 m, đường kính mặt mô = 1 m, mô được hình thành từ đất khô hoai đã xáo xới trộn đều với 15 kg phân chuồng hoai mục, giữa đỉnh mô móc lỗ sâu 0,2 m, mỗi lỗ bón lót phân lân, đặt bầu cây thẳng đứng, để mặt bầu ngang với mặt mô, lấp đất đầy hố, cắm cọc cột dây cho cây không lung lay, xung quanh cắm tàu dừa che nắng, tủ gốc giữ ẩm bằng cỏ mục, rơm rạ ngày tưới 1 lần.
* Vùng đất cao Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ.
Vùng đất cao phải đào bồn nông, đường kính 2,0m, sâu 0,3m. Giữa bồn có môù đường kính thay đổi từ 0,8 – 1,0m, cao 0,3-0,4m tùy theo địa hình của từng nơi. Lấp đầy bồn chung quanh chân mô bằng các vật liệu hữu cơ (cỏ khô, xác bã thực vật, phân chuồng…)
* Thời vụ trồng: Vú sữa có thể trồng quanh năm nhưng nên trồng vào đầu mùa mưa: khoảng tháng 9 ở Trung Bộ và tháng 6 ở Nam Bộ.
8. Chăm sóc
--------------------------------------------------------------------------------
Ở giai đoạn cây còn nhỏ tận dụng khoảng trống còn lại giữa các mô để trồng hoa màu phụ lấy ngắn nuôi dài. Khoảng hơn tháng sau, khi cây đã châm rễ bắt đất cần bón thêm phân DAP + urê hòa nước tưới xung quanh gốc mỗi tháng 2 – 3 lần để cây ra đọt non, phát triển cành lá. Từ khi cây được 1 – 3 năm tuổi, mỗi năm, cần xới gốc một lần bón 20 kg phân chuồng hoai và 3 đợt phân hóa học, mỗi đợt từ 1 – 1,5 kg hỗn hợp gồm DAP 18 - 46 - 0 + NPK 20 – 20 - 15 + Urê vào các tháng 1, 6 và 10 âm lịch. Trước khi bón phân, cần bơm nước cho ngập khỏa mặt liếp 0,5 cm. Chờ nước rút xong, bón phân ngay. Sau đó 3 – 4 hôm nên tưới lại ướt đẫm các gốc để cây hấp thu hết lượng phân. Hằng ngày vào mùa khô, vét lại mương bồi bùn lên mặt liếp, chờ bùn khô nứt nẻ, cho bùn khô vào nâng cấp mô, ngoài ra việc bồi bùn hàng năm còn nâng dần độ cao mặt liếp, cung cấp phần nào dưỡng chất cho cây trồng.
Tròn 4 năm tuổi, vú sữa đủ khả năng cho trái, mỗi năm làm gốc bón mỗi cây từ 2 – 3 giạ phân chuồng hoai, rơm rác mục và bón 4 đợt phân hóa học gồm: Bón xử lý ra hoa. Kế tiếp bón vào giai đoạn cây đậu quả to bằng nút áo, sau đó, nên bón thúc nuôi quả, khi quả non có đường kính từ 2 - 2,5 cm. Đợt chót, trước thời điểm cây cho thu hoạch khoảng 2 tháng, đồng thời phòng trừ sâu bệnh kịp thời cho vú sữa.
9. Phòng trừ sâu bệnh:
--------------------------------------------------------------------------------
* Sâu đục trái (Alophia sp- Pyralidae)
Gây hại từ khi trái có đường kính 2cm đến khi trái chín.
Phòng trừ bằng các loại thuốc như Karaté, Cymbush, Trebon… liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Phun thuốc khi thấy bướm xuất hiện và mức thiệt hại trái khoảng 2-3%. Ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch khoảng 1 tháng để tránh dư lượng thuốc gây hại cho người tiêu dùng
* Sâu ăn bông (Eustalodes anthivora - Gelecchiidae)
Gây hại khi cây ở giai đoạn trổ bông.
Phòng trừ bằng các loại thuốc như Karaté, Cymbush, Trebon, liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Nên phun thuốc khi thấy bướm xuất hiện
* Rệp sáp ( Pseudococcus sp - Pseudococcidae)
Gây hại chủ yếu vào mùa khô trên tất cả các bộ phận của cây.
Phòng trừ bằng cách phun Supracide theo nồng độ khuyến cáo hoặc tươi các loại thuốc có tính lưu dẫn như Basudin
* Sâu đục cành (Coleoptera)
Sâu đục cành gây hại quanh năm nên thường xuyên thăm vườn phát hiện mọt đổ từ các cành. Diệt sâu bằng cách bơm các loại thuốc có tính lưu dẫn như Basudin.
* Bệnh thối trái:
Gây hại từ lúc trái còn non đến thu hoạch, vết bệnh lúc đầu trên trái có những đốm nhỏ hình tròn có màu nâu hoặc nâu đen sau lan dần ra, nhiều đốm kết hợp với nhau thành những đốm lớn hơn và có thể lan ra bao quanh trái, làm cho thịt trái bị chai sượng và thối sau đó trái sẽ rụng.
Nguyên nhân gây bệnh do nấm Colletotrichum sp.
Vệ sinh vườn sạch sẽ, thoáng mát đầy đủ ánh sáng. Khi thấy bệnh bắt đầu xuất hiện cần phải phun phun các loại thuốc như Score, Antracol, Daconil, Nustar hay Benomyl nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Tỉa bỏ trái bệnh và tiêu hủy.
* Bệnh thối trái do Lasiodiplodia theobromae
Gây hại nặng trong điều kiện nóng ẩm vào mùa mưa.
Bệnh tấn công lên trái trong giai đoạn thu hoạch và tồn trữ hay vận chuyển, làm thối phần thịt trái nơi gần cuống có màu nâu sậm lan dần. Vết thối mềm và lây lan khá nhanh chỉ sau 2-3 ngày, nhất là trong môi trường nóng ẩm.
Tránh gây tổn thương vỏ trái, rụng cuống khi thu hoạch. Xếp từng trái vào thùng chứa có lót giấy
Tỉa cành kết hợp tỉa các bộ phận bị bệnh và tiêu hủy, hạn chế sự lây lan của nguồn bệnh trên vườn.
Phun các loại thuốc như: Tilt super, Dithan, Carbenzim, Benlate, Manzate, Topan.
* Bệnh bồ hóng:
Nấm bệnh bám thành mảng trên mặt lá, thân, trái. Nấm không gây hại trực tiếp vì không hút được dinh dưỡng từ cây nhưng tạo thành lớp nấm đen dính vào mặt lá làm giảm sự quang hợp ở lá ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.
Bệnh thường phát triển mạnh trong mùa nắng đi kèm với rệp sáp
Phòng trừ bằng cách tỉa cành tạo tán hợp lý, phun các loại thuốc để diệt rầy như Bassa, Trebon, Supracide kết hợp với thuốc trừ nấm như COC-85 hay Copper Zinc...với liều lượng theo khuyến cáo.
10. Thu họach và bảo quản:
--------------------------------------------------------------------------------
Thời gian từ khi đậu trái đến khi thu hoạch từ 180 - 200 ngày tùy theo giống, mùa vụ. Tiến hành thu hoạch khi trái đã chín sinh lý trên cây. Trái phát triển đạt đến hình thái, màu sắc đặc trưng của giống.
Giống vú sữa Lò Rèn khi đến độ thu hoạch trái có vỏ bóng sáng, màu vỏ chuyển từ xanh nhạt sang màu kem đến hơi nâu ở phần đáy trái.
Khi thụ hoạch nên cắt cả cuống trái dài 1-2 cm, loại bỏ trái có vết sâu bệnh, tổn thương và bao trái bằng các loại bao giấy nhằm tránh trầy xướt trong quá trình vận chuyển.
Thùng, giỏ chứa trái phải có lót đệm bằng giấy hoặc các loại vật liệu xốp, khô. Không nên chất quá 4-5 lớp trái trong giỏ.