Đào hầm tránh rét cho vật nuôi
Được đăng : 13-12-2016 16:26:20
Thay vì phải mặc áo, vây kín chuồng trại giúp gia súc, gia cầm tránh rét, có một người đã vận dụng "nguyên lý hầm rượu" của phương Tây để tạo ra nơi trú ẩn cho trâu bò, gà, vịt, đảm bảo nhiệt độ trong hầm luôn ở mức trên dưới 200C...Ông Hoàng Lê Minh cho biết, Công ty sẵn sàng tư vấn hỗ trợ thông tin, mô hình, bản vẽ thiết kế cho tất cả những ai quan tâm đến mô hình này (Bạn đọc quan tâm có thể gọi đến số 025.810264 hoặc liên lạc theo địa chỉ số 246 đường Trần Quang Khải, TP. Lạng Sơn).Người có sáng kiến vận dụng "nguyên lý hầm rượu" này là ông Hoàng Lê Minh - Giám đốc Công ty cổ phần Giống lâm nghiệp Đông Bắc (Lạng Sơn).Đơn giản, ít tiền nhưng "trên cả tuyệt vời"Vừa dẫn chúng tôi chui vào chiếc hầm rộng hơn 20m2 được đào từ mép ta-luy cạnh Công ty, ông Minh kể: Có 3 nguyên nhân khiến tôi nghĩi tới áp dụng cách làm hầm này: Thứ nhất, trong những năm 80, tôi có tổng cộng hơn 8 năm học tập ở Tiệp Khắc và được bạn bè dẫn đi thăm nhiều hầm rượu của người bản xứ. Ngoài lưu trữ rượu, tôi thấy họ còn cất khoai tây, su hào, cải bắp, súp lơ để..
Thay vì phải mặc áo, vây kín chuồng trại giúp gia súc, gia cầm tránh rét, có một người đã vận dụng "nguyên lý hầm rượu" của phương Tây để tạo ra nơi trú ẩn cho trâu bò, gà, vịt, đảm bảo nhiệt độ trong hầm luôn ở mức trên dưới 200C...
Ông Hoàng Lê Minh cho biết, Công ty sẵn sàng tư vấn hỗ trợ thông tin, mô hình, bản vẽ thiết kế cho tất cả những ai quan tâm đến mô hình này (Bạn đọc quan tâm có thể gọi đến số 025.810264 hoặc liên lạc theo địa chỉ số 246 đường Trần Quang Khải, TP. Lạng Sơn).
Người có sáng kiến vận dụng "nguyên lý hầm rượu" này là ông Hoàng Lê Minh - Giám đốc Công ty cổ phần Giống lâm nghiệp Đông Bắc (Lạng Sơn).
Đơn giản, ít tiền nhưng "trên cả tuyệt vời"
Vừa dẫn chúng tôi chui vào chiếc hầm rộng hơn 20m2 được đào từ mép ta-luy cạnh Công ty, ông Minh kể: Có 3 nguyên nhân khiến tôi nghĩi tới áp dụng cách làm hầm này: Thứ nhất, trong những năm 80, tôi có tổng cộng hơn 8 năm học tập ở Tiệp Khắc và được bạn bè dẫn đi thăm nhiều hầm rượu của người bản xứ. Ngoài lưu trữ rượu, tôi thấy họ còn cất khoai tây, su hào, cải bắp, súp lơ để suốt tháng này sang tháng khác mà vẫn không bị hỏng, vì nhiệt độ dưới hầm luôn ở mức gần 200C, độ ẩm ổn định 70-80% và không có ánh sáng... là điều kiện lý tưởng để bảo ôn. Thứ hai, người dân xứ Lạng quê tôi có đặc sản cây hồi, thu hạt vào tháng 10, 11 hàng năm, nhưng phải chờ đến tháng 3 mới gieo hạt. Để bảo quản, họ trộn hạt hồi với cát ẩm theo tỷ lệ 1:1 rồi đào hầm trong núi chôn xuống bảo quản, đến tháng 3 đào lên gieo vẫn nảy mầm 100%. Thứ ba, Công ty tôi có như cầu bảo quản hạt giống, nhưng dùng tủ lạnh thì điện hay mất, dùng máy phát điện thì tốn kém. Thế là năm 2001, tôi cho vào một cái hầm sâu 5m, rộng 4m, rồi ghép gạch, tạo lỗ thông hơi. Sau đó ra phố thấy người ta bán tấm xốp cách nhiệt, cách ẩm và cách âm rất tốt, bèn mua về dùng nhựa đường nấu chảy dán vào tường. Thế là có được 1 căn hầm ấm cúng, thoải mái bảo quản giống, trái cây suốt 7 năm qua. Đầu mùa đông năm nay, tôi nuôi 200 con gà ác Thái Hoà vừa 1 ngày tuổi, thế là tôi đưa vào đó suốt từ đó đến nay, không chết con nào, lại lớn nhanh. Mô hình hầm này có thể áp dụng trú rét cho lợn, trâu bò rất tốt. Vì không bị gió lùa, nhiệt độ trong lòng đất luôn ở mức trên dưới 200C... Mô hình này rất hợp với miền núi, những khu vực có ta - luy thấp và ít nước ngầm.
Theo ông Minh, để làm 1 cái hầm cho 10 con trâu, bò trú ẩn thì mỗi gia đình 4 người chỉ tốn vài ba ngày công, lâu lắm là 1 tuần. "Bà con các vùng sâu, vùng xa không có tiền mua xốp có thể dùng rơm hoặc lá cây khô thay thế. Cửa đóng hoặc nắp đậy không có gỗ thì có thể thay bằng nan tre, vầu đan tấm rồi bọc nilon. Nhớ là phải tạo lỗ thông hơi cho gia súc thở và kiếm đủ cỏ, rơm cho chúng ăn..." - ông Minh cho biết.
"Nhà nước sẽ không phải hỗ trợ hàng trăm tỷ, nếu…"
Theo ông Lê Minh Hoàng, nếu ứng dụng "nguyên lý hầm rượu" để chống rét cho trâu bò thì chỉ cần 10-20% số tiền, hàng Nhà nước sẽ hỗ trợ đợt rét này, thậm chí ít hơn mà vẫn giữ được đàn gia súc, gia cầm nuôi, không có cảnh nợ nần, phá sản cho người dân vùng cao phía Bắc như hiện nay.
Mô hình mà ông Hoàng ứng dụng mới là sơ khởi, có tính gợi ý. "Nếu ngành nông nghiệp và các địa phương quan tâm nghiên cứu thì có thể sáng tạo thêm nhiều mô hình hiệu quả, ít tốn kém hơn nữa theo nguyên lý này. Đây cũng là cách sống chung với thiên nhiên mà không cần đến chất đốt, giảm thải khí CO2 ra môi trường. Ngoài cái lợi chống rét thấy rõ, hầm đất cũng là nơi khá lí tưởng cho những gia đình trồng rau, hoa quả cất giữ chờ đến khi được giá bán. "Chúng tôi đã từng dùng hầm đất nói trên để bảo quản dưa hấu và quýt Lạng Sơn khi đang chính vụ, giá rất rẻ. Hết vụ khoảng 1 tháng đưa ra bán, lãi gấp đôi, gấp ba. Hầm đất có thể bảo quản rau, hoa quả từ 1-1,5 tháng mà vẫn tươi ngon và không cần dùng đến hoá chất..., rất an toàn" - ông Minh cho biết thêm.