Giải pháp hữu ích để giảm chi phí sản xuất trong nông nghiệp
Được đăng : 13-12-2016 16:26:20
Thời gian gần đây, giá cả nhiên, vật liệu tăng vọt, chi phí sản xuất tăng lên do đó để đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp có lãi nông dân tỉnh Tiền Giang đã có nhiều nổ lực, áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật và tìm tòi ra các giải pháp hữu ích để giảm chi phí sản xuất đối phó với cơn “bão giá”.Trong sản xuất lúa chi phí để mua phân bón là cao nhất; và gần đây giá phân bón liên tục tăng. Để tiết kiệm chi phí này, ông Lê Văn Hoàng, nông dân xã Tân Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang có ý tưởng cải tiến dụng cụ sạ hàng mà nông dân dùng để sạ lúa làm dụng cụ bón phân. Cụ thể ông Hoàng bỏ phân vào dụng cụ sạ hàng sau đó điều chỉnh những lổ trống cho phù hợp. Đối với trà lúa khác nhau thì cái bánh của dụng cụ sạ hàng được ông thay bắng những bánh sắt kích cỡ khác nhau. Bón phân bằng dụng cụ sạ hàng lượng phân rải đều và bón thẳng vào gốc lúa. Với phương pháp này giảm được lượng phân thừa và hạn chế dư đạm làm cho lúa bệnh. Theo ông Lê Văn Hoàng nhẩm tính so với bón tay theo kiểu truyền thống thì sau mỗi lần bón phân giảm được từ 2-3 kg phân công đất. Về hiệu quả của phương pháp bón phân này ông Hoàng cho biết: “Nói chung cách này nó không thất thoát lượng phân nằm ngoài gốc lúa, thí dụ bà con nông dân bón 5kg phân, mình bón 4 kg lúa..
Thời gian gần đây, giá cả nhiên, vật liệu tăng vọt, chi phí sản xuất tăng lên do đó để đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp có lãi nông dân tỉnh Tiền Giang đã có nhiều nổ lực, áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật và tìm tòi ra các giải pháp hữu ích để giảm chi phí sản xuất đối phó với cơn “bão giá”.
Trong sản xuất lúa chi phí để mua phân bón là cao nhất; và gần đây giá phân bón liên tục tăng. Để tiết kiệm chi phí này, ông Lê Văn Hoàng, nông dân xã Tân Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang có ý tưởng cải tiến dụng cụ sạ hàng mà nông dân dùng để sạ lúa làm dụng cụ bón phân. Cụ thể ông Hoàng bỏ phân vào dụng cụ sạ hàng sau đó điều chỉnh những lổ trống cho phù hợp. Đối với trà lúa khác nhau thì cái bánh của dụng cụ sạ hàng được ông thay bắng những bánh sắt kích cỡ khác nhau. Bón phân bằng dụng cụ sạ hàng lượng phân rải đều và bón thẳng vào gốc lúa. Với phương pháp này giảm được lượng phân thừa và hạn chế dư đạm làm cho lúa bệnh. Theo ông Lê Văn Hoàng nhẩm tính so với bón tay theo kiểu truyền thống thì sau mỗi lần bón phân giảm được từ 2-3 kg phân công đất. Về hiệu quả của phương pháp bón phân này ông Hoàng cho biết: “Nói chung cách này nó không thất thoát lượng phân nằm ngoài gốc lúa, thí dụ bà con nông dân bón 5kg phân, mình bón 4 kg lúa vẫn tốt. Như vậy mỗi lần bón nông dân giảm 2 kg phân/công mà năng suất không giảm. Trước khi áp dụng phương pháp này bà con nên điều chỉnh bánh vòng, dùng ruột xe lấp bớt các lỗ của dụng cụ sạ hàng và điều chỉnh 50%”.
Rất đơn giản và ít tốn kém nên phương pháp bón phân bằng dụng cụ sạ hàng của ông Lê văn Hoàng hiện nay được nhiều nông dân thực hiện đem lại hiệu quả cao. Để tiết kiệm phân trong sản xuất, nông dân địa phương hạn chế sử dụng phân hợp chất mà mua các loại phân đơn chất để trộn lẫn nhau trước khi bón. Đồng thời nông dân còn sử dụng lượng phân, chất thải trong chăn nuôi gia súc, gia cầm để làm phân bón cho cây trồng rất tốt. Đối với sản xuất lúa hàng hóa nông dân Tiền Giang áp dụng triệt để mô hình “3 giảm 3 tăng”; giảm phân, thuốc, giống, bón phân theo: “so màu lá lúa”, phun xịt rầy theo phương pháp “4 đúng” tận dụng thiên địch để giảm chi phí không cần thiết. Bởi theo nông dân nếu chi phí cho sản xuất hơn 10 triệu đồng/ha đất lúa thì lãi rất thấp, thậm chí phải thua lỗ. Nhờ áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật, giảm chi phí nên vụ lúa Đông Xuân vừa rồi nhiều hộ lãi đến 15 triệu đồng/ha. Đối với rau màu cũng thế, nông dân Tiền Giang cân đối lại lượng phân, thuốc trừ sâu cho hợp lý, chú trọng dụng phân, thuốc sinh học để vừa giảm chi phí vừa đảm bảo sản phẩm an toàn để đưa vào siêu thị. Ông Nguyễn Văn Lắm, chủ nhiệm Hợp tác xã rau an toàn Thân Cữu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang bộc bạch: Hiện nay, phân bón giá tăng cao nên tôi vận động bà con xã viên nên dùng phân bón lá, thuốc sinh học để giảm bớt chi phí, theo tôi nhận thấy đạt kết quả 70-80%, tiết kiệm được 30 % chi phí so với phân hóa học”.
Gần đây, nhà vườn huyện Cái Bè và Cai Lậy còn đưa ra sáng kiến là trồng cây có múi xen với cây ổi để chống được bệnh vàng lá Greening - một loại bệnh khó trị trên cây ăn quả. Mô hình này đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá cao.
Song song đó, ở lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm nông dân địa phương đã rút kết ra nhiều giải pháp hữu ích; trong đó nổi bật là việc sử dụng chất thải trong chăn nuôi làm chất đốt và chạy máy phát điện. Thông qua dự án khí sinh học do Trung tâm Khuyến nông tài trợ một phần kinh phí đến nay nông dân tỉnh Tiền Giang đã xây dựng được gần 4.000 hầm biogas. Ông Bùi Minh Thế ở xã Long An huyện Châu Thành còn sáng chế ra máy phát điện mà nhiên liệu hoạt động máy là khí thải từ hầm biogas vừa tiết kiệm nhiên liệu vừa làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.
Ông Nguyễn Văn Bé Ba - nông dân xã Tam Hiệp sử dụng máy phát điện từ khí biogas để nấu ăn, thắp sáng cho gia đình. Tính mỗi tháng ,gia đình ông tiết kiệm được hơn 200 KW điện. Trao đổi với chúng tôi ông Bé Ba bày tỏ:” Mình thấy cái máy phát điện này hiệu quả khá lắm, cứ quay máy lên chạy thôi thì phát điện ra xài y như điện lưới vậy thôi. Theo như gia đình tôi xài cho nấu nướng, đốt đèn làm vệ sinh cho trại mỗi tháng tiết kiệm 200.000 đồng”.
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tiền Giang cho biết với số lượng hầm khí sinh học của nông dân hiện nay thì mỗi năm tiết kiệm nhiên liệu được gần 6 tỷ đồng. Nhiều nông dân các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long đến học tập, nghiên cứu và áp dụng trong chăn nuôi. Có thể nói qua lao động sản xuất, nông dân Tiền Giang đã rút ra rất nhiều kinh nghiệm, ý tưởng hay trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ thế mà thời gian qua, dù thị trường biến động phức tạp nhưng ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang vẫn đạt mức tăng trưởng cao về năng suất và sản lượng so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.