Kỹ thuật trồng củ mài
Được đăng : 13-12-2016 12:38:38
Điều kiện gây trồngCủ mài còn được gọi là khoai mài, là một loại cây ăn củ có hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Củ mài thích hợp với những nơi có độ ẩm không khí 82-85% thuộc dạng ẩm hoặc ẩm ướt, không có mùa khô dài và sâu sắc.Khoai mài sinh trưởng trên các dạng đất rừng còn tương đối tốt, hàm lượng mùn và đạm khá cao, đất giàu kali dễ tiêu, có thành phần cơ giới thịt - thịt nặng, tầng đất dày, không hoặc ít đá lẫn. Đất gần như đủ ẩm quanh năm, xốp, thấm nước nhanh, khả năng giữ giữ nước cao, thoát nước tốt, không bị úng nước, độ dày của tầng đất >50cm.Cây củ mài ưa ẩm, không chịu úng nước và khả năng chịu hạn kém. Nó có nhu cầu tương đối cao về các chất khoáng dinh dưỡng N,P,K đặc biệt là đạm và kali.Phương thức trồngCủ mài ở giai đoạn nhỏ, có khả năng chịu..
Điều kiện gây trồng
Củ mài còn được gọi là khoai mài, là một loại cây ăn củ có hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Củ mài thích hợp với những nơi có độ ẩm không khí 82-85% thuộc dạng ẩm hoặc ẩm ướt, không có mùa khô dài và sâu sắc.
Khoai mài sinh trưởng trên các dạng đất rừng còn tương đối tốt, hàm lượng mùn và đạm khá cao, đất giàu kali dễ tiêu, có thành phần cơ giới thịt - thịt nặng, tầng đất dày, không hoặc ít đá lẫn. Đất gần như đủ ẩm quanh năm, xốp, thấm nước nhanh, khả năng giữ giữ nước cao, thoát nước tốt, không bị úng nước, độ dày của tầng đất >50cm.
Cây củ mài ưa ẩm, không chịu úng nước và khả năng chịu hạn kém. Nó có nhu cầu tương đối cao về các chất khoáng dinh dưỡng N,P,K đặc biệt là đạm và kali.
Phương thức trồng
Củ mài ở giai đoạn nhỏ, có khả năng chịu bóng, do đó có thể trồng dưới tán rừng tự nhiên thứ sinh có độ tàn che 0,3-0,5. Sau đó, nhu cầu ánh sáng tăng dần, trở thành cây có nhu cầu ánh sáng tương đối cao nên củ mài phải nhờ các cây gỗ xung quanh để leo lên tầng trên của tán rừng.
Củ mài còn được trồng xung quanh vườn hộ gia đình do có giá trị kinh tế cao và đáp ứng nhu cầu lớn về dược liệu.
Kỹ thuật trồng
- Giống:
Trồng bằng dái mài hoặc trồng gốc rễ
Mật độ và làm đất
- Cự ly trồng: 2x2m: 1ha trồng 2.500 cây
Kích thước hố trồng 40x40x40 cm.
Đào hố trước 1 tháng mùa trồng, vun đất mùn tầng mặt vào hố gần đầy miệng hố +phân chuồng hoai.
- Trồng:
Đào 1 lỗ giữ hố trồng, đặt gốc rễ vào, lấp đất kín gốc rễ và dậm chặt xung quanh gốc. Phủ một lớp đất mịn lên mặt hố+ một lớp thảm mục phủ kín miệng hố.
Để cây trồng không bị úng nước trong mùa mưa, cần trồng và lấp đất cao hơn miệng hố 5cm, 1 phần gốc rễ phải lộ trên mặt đất.
Nếu trồng bằng dái mài, cách trồng như khoai tây, mỗi hố trồng 2 củ dái mài, bới đất, ấn chặt rồi phủ 1 lớp đất dày 1cm. Lấp đất trồng phải cao hơn mặt hố. Cuối cùng cần 1 lớp thảm mục, hoặc rơm rạ để giữ ẩm cho đất.
- Chăm sóc:
Su khi trồng vài tháng, thường có nhiều cỏ mọc, tiến hành phát quang, làm cỏ, xới gốc cho cây củ mài. Hàng năm chăm sóc 3 lần vào tháng 4, tháng 7 và tháng 10.
Cắm cành hoặc cây khô cho cây củ mài leo lên.
Sau cùng là vắt dây khoai mài vào thân các cây gỗ hoặc cây ăn quả thân gỗ kề bên, để dây leo cao lên tầng trên của tán rừng hoặc vườn quả.
Khai thác và sử dụng
Mùa đào củ mài tốt nhất là sau khi trồng 1 năm vào thu đông và đầu xuân khi cây đã lụi. Củ mài đào về rửa sạch đất, gọt vỏ rồi cho vào xông lưu huỳnh trong 2 ngày 2 đêm., lấy ra phơi khô ta được Hoài Sơn. Khoai mài sau khi đào về phải chế biến ngay trong vòng 3 ngày nếu không sẽ bị hỏng.
Các mô hình
Do giá trị kinh tế cao và có nhu cầu lớn về dược liệu của củ mài, hiện nay kinh doanh củ mài có 2 mô hình:
+ Rừng tự nhiên kí sinh + củ mài mọc tự nhiên
+ Vườn hộ gia đình + củ mài trồng