Làm cách nào phòng trị bệnh thối hoa và trái mít non ? 

Được đăng : 13-12-2016 16:26:22
Câu hỏi: Trên cây mít ở chỗ chúng tôi gần đây thấy có một hiện tượng đó là những trái mít còn nhỏ cỡ trên dưới ngón tay cái tự nhiên có vài đốm nhỏ mầu nâu, sau đó lan dần ra cả trái, khiến cả trái chuyển sang mầu đen, trên bề mặt có một lớp lông tơ mịn mầu xám trắng, khi đụng tay vào thì có một lớp bột mịn mầu đen bám vào tay. Xin cho biết đây là chứng bệnh gì? Làm cách nào để điều trị chúng? Võ Văn Nên và một vài bạn ở Long Thành (Đồng Nai) Trả lời: Qua thư mô tả hiện tượng của các bạn chúng tôi cho rằng có lẽ cây mít chỗ các bạn đã bị bệnh thối hoa và trái non. Bệnh do nấm Rhizopus nigricans gây ra. Trong thực tế có người cứ tưởng đây là những hoa mít đực nên việc thối rụng đi là điều đương nhiên. Đã có những cây mít không cho trái bởi vì hoa và trái non của chúng đã bị căn bệnh này gây hại làm rụng hết.Đúng như các bạn đã mô tả, ban đầu vết bệnh chỉ là một vài đốm..

Câu hỏi: Trên cây mít ở chỗ chúng tôi gần đây thấy có một hiện tượng đó là những trái mít còn nhỏ cỡ trên dưới ngón tay cái tự nhiên có vài đốm nhỏ mầu nâu, sau đó lan dần ra cả trái, khiến cả trái chuyển sang mầu đen, trên bề mặt có một lớp lông tơ mịn mầu xám trắng, khi đụng tay vào thì có một lớp bột mịn mầu đen bám vào tay. Xin cho biết đây là chứng bệnh gì? Làm cách nào để điều trị chúng?
Võ Văn Nên và một vài bạn
ở Long Thành (Đồng Nai)





Trả lời: Qua thư mô tả hiện tượng của các bạn chúng tôi cho rằng có lẽ cây mít chỗ các bạn đã bị bệnh thối hoa và trái non. Bệnh do nấm Rhizopus nigricans gây ra. Trong thực tế có người cứ tưởng đây là những hoa mít đực nên việc thối rụng đi là điều đương nhiên. Đã có những cây mít không cho trái bởi vì hoa và trái non của chúng đã bị căn bệnh này gây hại làm rụng hết.
Đúng như các bạn đã mô tả, ban đầu vết bệnh chỉ là một vài đốm nhỏ (kích thước khoảng vài mm) mầu nâu ), sau đó cứ lan rộng dần ra xung quanh thành hình tròn hoặc bầu dục nằm theo hướng chiều dọc dọc của trái. Tốc độ phát triển của vết bệnh rất nhanh, nhất là gặp điều kiện ẩm ướt trong các tháng mùa mưa, đôi khi chỉ sau 2-3 ngày là kích thước của vết bệnh tăng lên đến vài cm, khoảng một tuần sau vết bệnh có thể phát triển lan ra hết toàn bộ diện tích bề mặt của trái. Trên trái bệnh mọc ra rất nhiều túi bào tử mầu đen, làm cho cả trái chuyển sang mầu đen (ảnh ). Khi sờ tay vào thì lớp mầu đen đó sẽ bám vào tay giống như lớp bồ hóng đen bám trên bóng của đèn dầu hoả. Nếu gặp điều khiện không khí khô nóng thì trái bị bệnh sẽ trở nên khô đét, teo tóp, cứng, lớp nấm mọc trên bề mặt trái trở lên dai chắc và chuyển sang mầu xám (giống mầu lông chuột) (Nếu gặp điều kiện mưa, ẩm ướt, tạo ẩm độ không khí cao thì trái bệnh sẽ bị thối rữa hoàn toàn và rụng
Bệnh thường phát sinh, phát triển và gây hại nhiều trong điều kiện ấm ướt của mùa mưa (lúc này thường trùng với mùa mít ra hoa và trái non). Trên một chùm nếu một hoa hoặc trái non bị bệnh thì thì những trái còn lại khó tránh khỏi. Qua quan sát thực tế vườn cây chúng tôi thấy những vườn mít trồng trên chân đất trũng, ẩm ướt, tán cây rậm rạp bít bùng, không thông thoáng, thường là những vườn bị bệnh gây hại nhiều hơn.
Khi hoa, trái đã bị bệnh thì hầu như không có cách nào để chữa trị khỏi. Vì vậy để hạn chế tác hại của bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa là chính, các bạn có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp cơ bản sau đây:
-Trước khi trồng cần đắp mô, lên liếp cao, xây dựng hệ thống thoát nước chu đáo để nước không bị đọng lại trong vườn mỗi khi có mưa, tạo cho vườn luôn khô ráo, thoáng đãng.
-Không nên trồng mít qúa dầy, đồng thời định kì tỉa bỏ những cành nhỏ, cành tăm, mọc bên trong tán lá, không có khả năng cho trái, những cành bị sâu bệnh...để vườn luôn được thông thoáng, giảm bớt ẩm độ bên trong tán cây.
-Thường xuyên kiểm tra và thu gom kịp thời những hoa, trái đã bị bệnh đem tiêu hủy để hạn chế bệnh lây lan ra những trái xung quanh.
-Nếu vườn thường xuyên bị bệnh gây hại hàng năm thì mỗi khi cây mít ra hoa, trái non nên phun xịt một trong các loại thuốc như: Bemyl 50WP, Bendazol 50WP, Benotigi 50WP, Fundazol 50WP, Benzeb 70WP... để phòng ngừa bệnh. Trước khi sử dụng các bạn nhớ đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất có in trên nhãn thuốc.