Làm tổ nuôi tắc kè
Được đăng : 13-12-2016 13:51:09
Thị trường tiêu thụ hiện vẫn “khát” tắc kè. Mỗi cặp tắc kè giống giá 10 - 20 ngàn đồng, sau 12 tháng nuôi, mỗi cặp tắc kè phơi khô có thể bán 20 - 40 ngàn đồng (tùy theo kích cỡ to hay nhỏ, còn đuôi hay không...). Trong khi đó, việc nuôi tắc kè lại dễ dàng và ít tốn kém.Tắc kè còn được gọi là đại bích hổ hay cáp giải. Tên Latinh là Gekko gekko, họ tắc kè Gekkonidae, thuộc lớp động vật bò sát, bộ có vảy Squamata, nhóm bò sát. Màu sắc tắc kè thay đổi theo màu sắc của môi trường sống để ngụy trang che giấu kẻ thù ăn thịt. Đuôi tắc kè được xem là phần bổ nhất của con vật. Tắc kè mất đuôi giá trị bị giảm hẳn. Thức ăn chủ yếu của tắc kè là các loài côn trùng, chủ yếu là họ châu chấu, họ sát sành, họ dế mèn, họ gián... với khối lượng thức ăn hàng ngày xấp xỉ bằng 5% trọng lượng cơ thể. Tắc kè đẻ trứng từ tháng 5 - 8. Mỗi năm đẻ một lứa 2 trứng, có rất ít đẻ 2 lứa 3 - 4 trứng. Trứng có vỏ vôi, trắng, có kích thước 23 - 25 mm và được gắn ở vách hang chúng sống. Trứng phát triển 94 - 97 ngày thì nở, con non mới nở có thân dài 52 - 59 mm, đuôi dài 43 - 52 mm, nặng 3,4 - 4,5 g.Số lượng tắc kè ngoài tự nhiên đã giảm đi nhiều. Vườn thú Cologne (Đức) và Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) vừa phối hợp cho ra đời một con tắc kè từ việc ấp trứng nhân tạo. Đây là lần đầu tiên trên thế giới, trứng tắc kè được ấp thành công theo cách này. Chú tắc kè mới nở hiện vẫn được nuôi..
Thị trường tiêu thụ hiện vẫn “khát” tắc kè. Mỗi cặp tắc kè giống giá 10 - 20 ngàn đồng, sau 12 tháng nuôi, mỗi cặp tắc kè phơi khô có thể bán 20 - 40 ngàn đồng (tùy theo kích cỡ to hay nhỏ, còn đuôi hay không...). Trong khi đó, việc nuôi tắc kè lại dễ dàng và ít tốn kém.
Tắc kè còn được gọi là đại bích hổ hay cáp giải. Tên Latinh là Gekko gekko, họ tắc kè Gekkonidae, thuộc lớp động vật bò sát, bộ có vảy Squamata, nhóm bò sát. Màu sắc tắc kè thay đổi theo màu sắc của môi trường sống để ngụy trang che giấu kẻ thù ăn thịt. Đuôi tắc kè được xem là phần bổ nhất của con vật. Tắc kè mất đuôi giá trị bị giảm hẳn. Thức ăn chủ yếu của tắc kè là các loài côn trùng, chủ yếu là họ châu chấu, họ sát sành, họ dế mèn, họ gián... với khối lượng thức ăn hàng ngày xấp xỉ bằng 5% trọng lượng cơ thể. Tắc kè đẻ trứng từ tháng 5 - 8. Mỗi năm đẻ một lứa 2 trứng, có rất ít đẻ 2 lứa 3 - 4 trứng. Trứng có vỏ vôi, trắng, có kích thước 23 - 25 mm và được gắn ở vách hang chúng sống. Trứng phát triển 94 - 97 ngày thì nở, con non mới nở có thân dài 52 - 59 mm, đuôi dài 43 - 52 mm, nặng 3,4 - 4,5 g.
Số lượng tắc kè ngoài tự nhiên đã giảm đi nhiều. Vườn thú Cologne (Đức) và Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) vừa phối hợp cho ra đời một con tắc kè từ việc ấp trứng nhân tạo. Đây là lần đầu tiên trên thế giới, trứng tắc kè được ấp thành công theo cách này. Chú tắc kè mới nở hiện vẫn được nuôi dưỡng tại vườn thú Cologne (Đức).
Tắc kè là một loại động vật bậc thấp, khó thuần chủng thành vật nuôi gia dưỡng. Căn cứ vào tập tính sinh hoạt, đặc biệt là tập tính thích sống ở một hang tổ quen thuộc, không ưa rời chỗ ở cũ chuyển đến nơi khác; người ta đã có thể nuôi được tắc kè theo phương pháp bán dã sinh theo các công đoạn sau đây:
Làm bọng tổ nuôi tắc kè
Bọng tổ nuôi tắc kè được chế tạo mô phỏng theo nơi thường ở của nó trong tự nhiên. Bọng tổ là một khúc thân cây rỗng ruột hoặc đục cho rỗng ruột, dài khoảng 1,2 - 1,5 m; đường kính 20 - 25 cm, có đục cửa thông hơi và cửa cho tắc kè ra vào.
Chọn thả giống
Mỗi bọng tổ giống thả 1 con đực và 1 con cái hoặc 1 con đực với 2 con cái. Cách nhận biết tắc kè đực, cái như sau:
Lật ngửa bụng con tắc kè để quan sát gốc đuôi và lỗ huyệt.
Tắc kè đực: gốc đuôi phồng to, lỗ huyệt lồi và có gờ, hai chấm dưới lỗ huyệt to gần bằng hạt gạo, lồi và đen, khi bóp vào gốc đuôi sẽ thấy gai giao cấu màu đỏ thẫm lòi ra.
Tắc kè cái: đuôi thon nhỏ, lỗ huyệt nhỏ lép, hai chấm dưới lỗ huyệt mờ; bóp vào gốc đuôi không có gai giao cấu lòi ra ở lỗ huyệt.
Chọn những con to khỏe có kích thước trung bình trở lên làm giống.
Luyện cho tắc kè quen tổ
Sau khi thả con giống vào bọng tổ tạm bịt lỗ ra vào tổ. Treo các bọng tổ vào chuồng luyện có kích thước như một căn buồng nhỏ có mái che, xung quanh rào bằng lưới thép mắt nhỏ. Các bọng tổ treo cách nhau 30 - 40 cm và cách mặt đất trên 1 m. Sau khi đã đưa các bọng tổ vào chuồng mới mở lỗ ra vào ở mỗi bọng tổ. Trong chuồng đặt sẵn một số máng tre đựng nước cho tắc kè uống. Vào lúc chiều muộn, thả mồi ăn là các loài côn trùng nhỏ vào chuồng. Mỗi con tắc kè ăn khoảng 2 con dế hay châu chấu là đủ bữa cho cả ngày.
Tắc kè hoạt động và ăn uống về đêm, ban ngày chúng lại chui vào tổ. Sau khi đặt bọng tổ vào chuồng luyện, sáng sớm mỗi ngày kiểm tra xem tắc kè đã chui hết vào tổ chưa. Nếu có con nào ở ngoài, người nuôi tạo ra tiếng va động mạnh hoặc té nước làm cho chúng sợ buộc phải chui vào tổ. Sau ít ngày làm như vậy tắc kè sẽ quen tổ. Một số con không chịu ăn, không chịu vào tổ, cử động lười nhác là những con bị bệnh cần thải loại sớm.
Chuyển bọng tổ ra rừng
Người nuôi khi thấy đều đặn hàng sáng tắc kè đều chui hết vào bọng tổ là dấu hiệu chúng đã quen tổ sẽ đem các bọng tổ đó treo ngoài rừng và mở cửa cho tắc kè tự do ra vào. Nên chọn những cây có tán lá sum suê, thân hình cong queo để treo những bọng tổ tắc kè là tốt nhất. Tắc kè trong các tổ đó sẽ tự đi kiếm ăn về đêm và trở về tổ khi trời sáng. Chẳng mấy ngày chúng sẽ sinh sản trong các tổ đó.
Sinh sản của tắc kè
Tắc kè đẻ trứng, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Nhờ nhiệt độ ấm áp trong tổ trứng sẽ tự nở ra tắc kè con. Trứng nở sau khoảng 3 tháng. Tắc kè con thường sống chung tổ với bố mẹ, chúng chỉ đi tìm tổ mới khi tổ cũ đã quá đông các thành viên.
Thu bắt và chế biến tắc kè
Chuyển tổ tắc kè vào rừng năm trước, năm sau bắt đầu thu hoạch sản phẩm. Để đàn tắc kè phát triển đông đúc, trong 1 - 2 năm đầu chỉ nên bắt ở mỗi bọng tổ 1 con.
Tắc kè sống được mổ bụng, bỏ hết ruột gan, dùng que căng rộng ra rồi đem phơi nắng hoặc sấy khô. Khi chế biến và vận chuyển, nhẹ tay không để những con tắc kè đã khô bị gãy đuôi.
Theo y học dân tộc tắc kè là một vị thuốc bổ có tác dụng làm giảm mệt mỏi, chữa nhiều chứng ho khó trị rất hiệu quả, tráng dương thận bổ, tăng cường sinh lực... Trong các bài thuốc nam, tắc kè được ngâm rượu hoặc sấy khô tán nhỏ thành bột để uống. Các kết quả phân tích cho thấy thân và đặc biệt là đuôi của nó có chứa nhiều acid amin và các chất béo có tác động kích thích sự hoạt động của hệ thần kinh, tăng cường sức khỏe cho con người...