Mô hình nuôi ba ba thu nhập cao 

Được đăng : 13-12-2016 16:26:20
Gia đình ông Nguyễn Đình Tài, khu 2, xã Sơn Vy, huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ, chỉ với 110m2 mặt nước và 10m2 bể xây, nuôi tôm hơn 400 con ba ba hoa (là giống ba ba bản xứ sống tại các đầm ao hồ nước ngọt tại Sơn Vy), gồm 30 ba ba bố mẹ và gần 400 ba ba thương phẩm, mỗi năm thu nhập 20 đến 25 triệu đồng từ bán ba ba giống và ba ba thịt.Ông Tài bắt đầu nuôi ba ba cách đây hơn chục năm. Ban đầu ông Tài nuôi 16 con bố mẹ chủ yếu là ba ba hoang dã do của người dân trong vùng bắt được ba. Sau đó ông mày mò nghiên cứu tập quán sinh trưởng, phát triển của ba ba qua tài liệu, sách báo và kinh nghiệm thực tế của nhiều người đã nuôi ba ba. Nhờ đó ba ba ông nuôi đã phát triển tốt, số lượng đàn tăng..

Gia đình ông Nguyễn Đình Tài, khu 2, xã Sơn Vy, huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ, chỉ với 110m2 mặt nước và 10m2 bể xây, nuôi tôm hơn 400 con ba ba hoa (là giống ba ba bản xứ sống tại các đầm ao hồ nước ngọt tại Sơn Vy), gồm 30 ba ba bố mẹ và gần 400 ba ba thương phẩm, mỗi năm thu nhập 20 đến 25 triệu đồng từ bán ba ba giống và ba ba thịt.
Ông Tài bắt đầu nuôi ba ba cách đây hơn chục năm. Ban đầu ông Tài nuôi 16 con bố mẹ chủ yếu là ba ba hoang dã do của người dân trong vùng bắt được ba. Sau đó ông mày mò nghiên cứu tập quán sinh trưởng, phát triển của ba ba qua tài liệu, sách báo và kinh nghiệm thực tế của nhiều người đã nuôi ba ba. Nhờ đó ba ba ông nuôi đã phát triển tốt, số lượng đàn tăng nhanh và ông đã thành công trong việc cho ba ba đẻ, ấp nở đạt tỷ lệ cao. Từ năm 2002 đến nay mỗi năm ông Tài xuất gần 1.000 ba ba giống cho nông dân trong huyện, trong tỉnh và 25 đến 30kg ba ba thịt.
Ông Tài tâm sự: Những năm đầu tiên nuôi thử do thiếu kinh nghiệm trong chăm sóc, nuôi dưỡng, nên ba ba bò đi mất nhiều và bị bệnh chết cả trăm con. Song khi nắm chắc đặc tính của chúng và các biện pháp kỹ thuật thì ba ba thực ra rất dễ nuôi, cách chăm sóc không có gì phức tạp, chỉ cần tuân thủ nguyên tắc không để ba ba bò được ra ngoài. Theo kinh nghiệm của ông Tài, ao nuôi ba ba cần có mức nước sâu 1,8 đến 2m, mùa đông mức nước tối thiểu phải đạt 0,5m trở lên, nếu ao có điều kiện thay nước nuôi mật độ 5 đến 6 con/m2, ao không có điều kiện thay nước nuôi mật độ 4 con/m2. Ông đã ngăn 1/4 diện tích ao nuôi bèo tây (bèo Nhật Bản) để lọc nước và là nơi để ba ba lên nghỉ ngơi, phơi nắng phòng chống bệnh nấm da. Nếu ao thường xuyên được thay nước không thả bèo, cần thả các tấm ván để ba ba trèo lên phơi nắng. Một phần diện tích đáy ao cần đổ cát sạch để ba ba nằm nghỉ.
Thức ăn cho ba ba chủ yếu là ốc các loại, nếu ba ba nhỏ cần đập vỏ ốc lấy thịt ốc, ngoài ra cho ba ba ăn các loại cá vụn, xác động vật chết, phủ tạng động vật và thả cá rô phi mật độ dày để ba ba bắt mồi. Theo ông Tài, ba ba sau 30 tháng nuôi mới cho thu hoạch đạt trọng lượng từ 1 đến 1,5kg/con, thời gian thu hoạch từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Từ tháng 5 đến tháng 9 là thời gian ba ba đẻ nên ngừng thu hoạch. Ngay sau khi ba ba đẻ cần thu hoạch trứng cho vào ấp, ba ba nở nuôi riêng trong bể từ 3 đến 4 tháng rồi thả vào ao nuôi chung với ba ba bố mẹ.
Ba ba hiện đang là con vật nuôi cho giá trị kinh tế khá cao. Ba ba thịt có giá từ 280.000 đến 300.000 đồng/kg, ba ba giống 1 tuần tuổi từ 8.000 đến 20.000 đồng/con. Gia đình ông Tài hiện là địa chỉ tin cậy cho các hộ nông dân tìm hiểu về kỹ thuật nuôi ba ba và cung cấp ba ba thịt cho các nhà hàng đặc sản của tỉnh.