Nuôi tôm chân trắng trong các ao nuôi cá da trơn 

Được đăng : 13-12-2016 16:26:20
Ông Jackson Currie, một ngư dân ở bang Arkansas (Mỹ), đã bắt đầu chào bán tôm chân trắng Thái Bình Dương nuôi trong các ao nuôi cá da trơn trước đây và chuẩn bị bước vào năm thứ hai nuôi tôm thương mại. Ông Currie đã thử nuôi tôm chân trắng Thái Bình Dương ở Arkansas từ cách đây 3 năm nhưng mãi đến năm ngoái mới bắt đầu hoạt động nuôi thương mại. Thành công này đã mở ra triển vọng phát triển kinh tế mới cho khu vực đông nam bang Arkansas.Công ty Brave New Shrimp đã được thành lập nhằm phát triển và tiêu thụ tôm “tự nhiên”/tôm sạch (ở Mỹ hiện chưa sử dụng tên gọi “sinh thái” vì Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) chưa thống nhất được các tiêu chuẩn ghi nhãn sinh thái). Loại tôm này được những người tiêu dùng thích thực phẩm tự nhiên rất ưa chuộng vì không bị xử lý bằng các loại hoá chất hoặc kháng sinh.Theo..

Ông Jackson Currie, một ngư dân ở bang Arkansas (Mỹ), đã bắt đầu chào bán tôm chân trắng Thái Bình Dương nuôi trong các ao nuôi cá da trơn trước đây và chuẩn bị bước vào năm thứ hai nuôi tôm thương mại. Ông Currie đã thử nuôi tôm chân trắng Thái Bình Dương ở Arkansas từ cách đây 3 năm nhưng mãi đến năm ngoái mới bắt đầu hoạt động nuôi thương mại. Thành công này đã mở ra triển vọng phát triển kinh tế mới cho khu vực đông nam bang Arkansas.
Công ty Brave New Shrimp đã được thành lập nhằm phát triển và tiêu thụ tôm “tự nhiên”/tôm sạch (ở Mỹ hiện chưa sử dụng tên gọi “sinh thái” vì Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) chưa thống nhất được các tiêu chuẩn ghi nhãn sinh thái). Loại tôm này được những người tiêu dùng thích thực phẩm tự nhiên rất ưa chuộng vì không bị xử lý bằng các loại hoá chất hoặc kháng sinh.
Theo ông Peter Brave, một trong những người sáng lập công ty Brave New Shrimp, tôm nuôi của Mỹ có thể đắt hơn tôm khai thác tự nhiên ở Vịnh Mêhicô một chút nhưng người tiêu dùng sẵn sàng bỏ tiền mua tôm tươi và có chất lượng A-1. Ngoài ra, một số tôm Vùng Vịnh được khai thác ở các khu vực cửa sông có thể đã bị ô nhiễm, trong khi môi trường nước nuôi tôm trong đất liền hoàn toàn có thể kiểm soát được.
Thêm vào đó, việc thu hoạch tôm nuôi cũng không làm trầm trọng thêm tình trạng khai thác quá mức trên biển. Hơn nữa, tôm được nuôi bằng các loại thức ăn tốt nhất có thể và không tiếp xúc với các loại hoócmôn tăng trưởng hoặc kháng sinh. Tôm được cấp đông ngay sau khi thu hoạch mà không phải dùng đến loại chất bảo quản nào.
3 năm trước, do thả nuôi tôm trong các ao nuôi cá da trơn nên khi thu hoạch, các ngư dân cũng phải dùng lưới kéo, giống như cách thu hoạch cá da trơn. Tuy nhiên, các ao nuôi mới ở phía tây Portland lại được thiết kế để có thể thu hoạch tôm bằng cách rút cạn nước trong ao. Thay vì sử dụng loại lưới kéo truyền thống, các ngư dân sẽ gắn loại lưới có hình dạng như chiếc tất vào ống dẫn nước. Khi máy bơm hút cạn nước trong ao, tôm sẽ theo ống dẫn ra ngoài và mắc vào lưới. Sau đó, tôm được thả vào nước lạnh. Nước rút khỏi ao nuôi tôm sẽ được bơm sang các ao khác để tái sử dụng.
Tuy nhiên, nhiều trại nuôi vẫn đang áp dụng phương pháp thu hoạch như cách đây 3 năm là sau khi thu hoạch, tôm được thả vào bồn nước đá. Tôm sẽ chết do sốc lạnh, sau đó được thả vào một bồn nước lạnh khác để làm sạch và ướp lạnh thêm. Tiếp đó, tôm được đổ ra một chiếc bàn lớn để loại bỏ các loại rác thải, sau đó đóng gói vào các côngtenơ, cứ một lớp đá một lớp tôm xen kẽ. Mỗi côngtenơ chứa khoảng 650 pao tôm. Các côngtenơ này được vận chuyển bằng xe lạnh đến một công ty chế biến thuỷ sản ở Alabama.
Mặc dù việc nuôi tôm và cá da trơn có nhiều điểm tương đồng như người nuôi phải kiểm soát nồng độ khí ôxy trong ao vào mùa hè, tuy nhiên, vẫn có một số điểm khác biệt. Thứ nhất là về chi phí nuôi. Giá hậu ấu trung tôm đắt hơn giá cá da trơn rất nhiều. Ngoài ra, thức ăn nuôi tôm cũng tốn gấp 3 lần thức ăn nuôi cá da trơn. Thức ăn nuôi tôm phải thả xuống tận đáy ao vì tôm không ăn nuôi như cá da trơn.