Trồng sắn dây để thoát đói nghèo 

Được đăng : 13-12-2016 16:26:20
Sắn dây là loại cây trồng lấy củ để chế biến làm ra tinh bột. Bột sắn dây được dùng để chế biến thực phẩm như: Bánh, kẹo, nước giải khát phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu có giá trị. Ngoài ra thân lá cây sắn dây còn có thể tận dụng làm thức ăn cho gia súc và cải tạo đất rất tốt.Nhận thấy giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế của cây sắn dây, từ nhiều năm qua, ngoài việc chuyên canh cây chè, mía, lúa, ngô vv, người dân xóm 1 thôn Măng Ngọt thị trấn Sơn Dương huyện Sơn Dương đã chủ động đưa cây sắn dây vào trồng trong vườn hộ gia đình với diện tích hàng năm từ 5-7 ha, sản lượng đạt 3-4tấn bột khô/năm; trung bình mỗi..

Sắn dây là loại cây trồng lấy củ để chế biến làm ra tinh bột. Bột sắn dây được dùng để chế biến thực phẩm như: Bánh, kẹo, nước giải khát phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu có giá trị. Ngoài ra thân lá cây sắn dây còn có thể tận dụng làm thức ăn cho gia súc và cải tạo đất rất tốt.
Nhận thấy giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế của cây sắn dây, từ nhiều năm qua, ngoài việc chuyên canh cây chè, mía, lúa, ngô vv, người dân xóm 1 thôn Măng Ngọt thị trấn Sơn Dương huyện Sơn Dương đã chủ động đưa cây sắn dây vào trồng trong vườn hộ gia đình với diện tích hàng năm từ 5-7 ha, sản lượng đạt 3-4tấn bột khô/năm; trung bình mỗi gia đình trồng từ 20 đến 30 gốc, có nhiều hộ trồng được từ 40 đến 50 gốc, mỗi năm thu được từ 150 - 200kg bột sắn như: Gia đình ông Đoàn Ngọc Hưng, ông Trần Văn Như, ông Đỗ Văn Lợi, ông Nguyễn Văn Cử, ông Nguyễn Văn Tế... Trung bình mỗi gốc thu được 30 - 40kg củ tươi, cá biệt có gốc đạt 70kg; cứ 5-6kg củ tươi chế biến được 1kg bột khô, với giá bình quân 65.000đ/kg bột sắn khô thì thu nhập đạt 5,5-6 triệu đồng trên một sào, (150-160 triệu đồng/ha). Hiện nay cả thôn có trên 30 hộ gia đình trồng cây sắn dây, mỗi năm cho thu nhập từ 10-13 triệu đồng/hộ, trồng sắn dây đã trở thành phong trào của bà con nông dân thôn Măng Ngọt.
Ông Đoàn Ngọc Hưng phó thôn Măng Ngọt cho biết: Ưu điểm của cây sắn dây là loại cây dễ trồng, ít bị sâu bệnh, kỹ thuật trồng và chăm sóc rất đơn giản, không kén đất, có thể trồng được ở nhiều loại đất khác nhau; thời điểm trồng sắn dây thích hợp nhất vào tháng 3 đến tháng 4 hàng năm, sau một năm trồng là được thu hoạch; trung bình một sào đất có thể trồng được từ 15-20 gốc tuỳ theo từng loại đất; khi trồng cần phải bón lót 30-40kg phân chuồng hoai mục cho một gốc, kết hợp đắp ụ đất cao từ 0,7-1,0m, và làm giàn để cho sắn dây leo bám...
Hiện nay bà con nông dân thôn Măng Ngọt đang tập trung thu hoạch và chế biến tinh bột sắn, đồng thời chuẩn bị điều kiện trồng cho vụ mới, tuy nhiên khó khăn của người dân hiện nay là khâu tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, để mở rộng và phát triển diện tích trồng cây sắn dây, hệ thống khuyến nông và các ngành chức năng cần tăng cường quảng bá, giới thiệu giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm trên thị trường./.