00:00 Số lượt truy cập: 2638474
Khoa học và Công nghệ

Giống siêu cao lương mới

Cục Trồng trọt vừa phối hợp với Tập đoàn Syswave Holding của Nhật Bản (viết tắt là SH), Cty Incomex vừa tổ chức hội thảo về tiềm năng phát triển của giống siêu cao lương.


Sản xuất thành công gạo mầm Vibigaba chữa tiểu đường

Sáng ngày 29/10, Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) chính thức giới thiệu đến công chúng sản phẩm gạo mầm Vibigaba. Đây là một bước tiến quan trọng của ngành lúa gạo trong nước khi lần đầu tiên nghiên cứu và sản xuất thành công một sản phẩm gạo thuần Việt có hiệu quả cao trong việc phòng và hỗ trợ điều trị các chứng bệnh nguy hiểm như tiểu đường, cao huyết áp một cách hiệu quả.


Sản phẩm mới cho ngư dân

Cty CP Công nghiệp tàu thủy (CNTT) Sông Đào (Nam Định) là đơn vị thành viên của Tổng Cty CNTT Phà Rừng. Là đơn vị có trên 45 năm truyền thống trong đóng mới và sửa chữa tàu thuyền. Với tổng diện tích mặt bằng gần 10ha, hạ tầng cơ sở và hệ thống máy móc trang thiết bị đã được đầu tư nâng cấp cùng với đội ngũ kỹ sư và công nhân kỹ thuật đóng tàu được đào tạo chính quy và trải qua nhiều năm kinh nghiệm. Sản phẩm của Cty đã có mặt tại 34 tỉnh, thành phố trên toàn quốc và luôn được khách hàng đánh giá cao. Cty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008.


Ninh Thuận: Ưu điểm vượt trội của giống nho mới NH01-152

Tỉnh Ninh Thuận là vùng trọng điểm trồng nho của cả nước, chiếm 90% diện tích và sản lượng. Tuy nhiên nghề trồng nho còn nhiều bất cập, sản xuất chủ yếu tự phát, công tác nghiên cứu khoa học về cây nho chưa được toàn diện và đồng bộ, nhất là giống sản xuất hiện nay phổ biến là Cardinal. Sự bất hợp lý trong khâu giống không những kìm hãm sản xuất mà còn tăng rủi ro, sâu bệnh cao, sản phẩm nghèo nàn, chất lượng thấp không có khả năng cạnh tranh.


BIO-DECOMPOSER - PHÂN HỦY PHẾ PHẨM NÔNG NGHIỆP

Công ty TNHHMTV Sinh học nông nghiệp Văn Giang, Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu và sản xuất thành công chế phẩm BIO-DECOMPOSER có tác dụng phân giải các nguyên liệu hữu cơ như rơm rạ, trấu, mùn cưa, lá cây, các phần phụ phẩm nông nghiệp, xác động vật, phân động vật, rác… tại chỗ hoặc đánh đống ủ nhờ quá trình cho lên men tích cực để tạo thành phân hữu cơ có giá trị dinh dưỡng cao cho cây.


Quảng Ngãi: SV181- Giống lúa mới triển vọng

Vụ hè thu 2015, Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ngãi triển khai mô hình trình diễn giống lúa mới SV181 tại xã Bình Mỹ, huyện Bình Sơn. Giống lúa SV181 do Cty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình nghiên cứu, chọn tạo và được đưa khảo nghiệm từ năm 2012.


Nhãn hiệu tập thể gà móng Tiên Phong

Ngày 12/4, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Nam tổ chức trao giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu tập thể gà móng Tiên Phong cho Hiệp hội chăn nuôi và kinh doanh gà Móng Tiên Phong (xã Tiên Phong, huyện Duy Tiên). Đây là kết quả sau hơn 1 năm triển khai thực hiện, dự án “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể gà móng Tiên Phong cho sản phẩm gà móng của xã Tiên Phong, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam” do Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN và Kiểm định, kiểm nghiệm chủ trì thực hiện đã hoàn thành các mục tiêu, nội dung và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể gà móng Tiên Phong cho Hiệp hội Chăn nuôi và Kinh doanh gà móng.


Sản xuất 300 máy tách vỏ hạt mắc ca

Công ty TNHH Cơ khí nông nghiệp Thanh Trị (Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng) đang đẩy nhanh tiến độ sản xuất 300 chiếc máy tách vỏ mắc ca từ nay đến cuối năm 2016, cung cấp theo đặt hàng của nông dân Lâm Đồng nói riêng, nông dân 5 tỉnh Tây Nguyên nói chung.


Chế tạo thành công máy tách vỏ trái dừa

Sau một năm nghiên cứu, anh Bùi Mai Phương Linh (chủ Doanh nghiệp tư nhân Phương Nhi - chuyên sản xuất thiết bị cơ khí ở xã Phú Hưng, TP. Bến Tre) đã chế tạo thành công máy tách vỏ trái dừa. Máy này có năng suất lột từ 800 - 1.000 trái dừa/giờ, trong khi đó sức người lột dừa khoảng 2.000 trái/12 giờ.


Chuyển giao công nghệ sản xuất 3 giống cà chua mới

Trung tâm Nghiên cứu khoai tây, rau và hoa Đà Lạt đã nghiên cứu, chọn tạo và chuyển giao 3 giống cà chua mới sản xuất theo mô hình ứng dụng công nghệ cao ở các địa bàn Đà Lạt, Đơn Dương và Đức Trọng. Cả 3 giống cà chua này được canh tác trên giá thể nhà kính, sử dụng công thức dinh dưỡng thủy canh, cung cấp nước và phân bón hữu cơ qua hệ thống tưới nhỏ giọt. Việc quản lý dịch hại tổng hợp bằng biện pháp sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ. So sánh với biện pháp canh tác các giống cà chua thông thường, kết quả áp dụng công nghệ sản xuất 3 giống cà chua mới đã tăng hiệu quả kinh tế từ 70 - 100%.


<< < 256 257 258 259 260 > >>