00:00 Số lượt truy cập: 3067258

APEC có cứu được vòng đàm phán Doha? 

Được đăng : 03/11/2016
Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên tại hội nghị APEC 14 tại Hà Nội vừa qua đã làm sống lại hi vọng đưa vòng đàm phán Doha đến đích thành công.

Vì sao phải “cứu Doha”?


Các nền kinh tế thành viên APEC đều nhận thức rằng thất bại của vòng đàm phán Doha sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về thương mại toàn cầu, thậm chí đe dọa đến sự tồn tại của WTO. Do đó, cần thiết phải có những nỗ lực đa phương để giải tỏa bế tắc hiện tại của vòng đàm phán này. Liệu cam kết của APEC, thể hiện sự quyết tâm cao và đồng lòng của 21 thành viên, trong đó có những nền kinh tế lớn nhất thế giới như Mỹ, Nhật và Trung Quốc, có thật sự thúc đẩy vòng đàm phán Doha đến thành công?

Vòng đàm phán Doha thất bại không chỉ do bất đồng sâu sắc về những vấn đề nhạy cảm như trợ cấp và bảo hộ nông nghiệp giữa Mỹ với Nhật và EU, mà còn giữa các quốc gia đã phát triển với các quốc gia đang phát triển lớn như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil.

Giải pháp để buộc các nước chống vòng đàm phán Doha có lẽ đó là “cú sốc chính sách”, để buộc những nước này nhanh chóng đi đến các thỏa thuận trong vòng đàm phán Doha. Vòng đàm phán Uruguay kết thúc thành công năm 1993 cho thấy vai trò của những cú sốc chính sách này.

Vòng đàm phán Uruguay ban đầu được dự tính sẽ kết thúc vào năm 1990, nhưng do EU từ chối tiến hành các thay đổi cần thiết trong chính sách nông nghiệp chung của mình nên vòng đàm phán đi vào bế tắc. Mỹ phản ứng lại bằng cách quay ra thương lượng Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) với Canada và Mexico, để cho EU thấy rằng Mỹ sẵn sàng dùng lộ trình khu vực để hướng tới tự do hóa thương mại nếu lộ trình toàn cầu bị bế tắc. Nhưng hành động này của Mỹ chưa đủ sức nặng để kéo EU quay lại bàn đàm phán.

Mỹ sau đó đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh APEC đầu tiên tại Seattle năm 1993, và đã gây ra cú sốc trên toàn thế giới khi các nhà lãnh đạo các nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương họp với nhau và đồng ý theo đuổi chính sách “đầu tư và thương mại tự do và thông thoáng”.Một tháng sau đó, EU đồng ý ký kết một loạt thỏa thuận nông nghiệp, trực tiếp dẫn đến kết thúc thành công vòng đàm phán Uruguay. Khi được hỏi tại sao EU lại thay đổi thái độ đột ngột và nhanh như vậy, những nhà thương thuyết của EU đã thú nhận rằng hội nghị Seattle của Mỹ cho EU thấy Mỹ có giải pháp thay thế trong khi EU thì không.

Trước tình trạng bế tắc của vòng đàm phán Doha, một cú hích mạnh mẽ kiểu APEC 1993 có lẽ là điều cần thiết. Và ứng cử viên có nhiều khả năng nhất so với APEC 1993 chính là Một trong những nội dung của vòng đàm phán Doha là yêu cầu các nước phát triển mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng nông sản của các nước đang phát triển, đồng thời phải mạnh tay cắt giảm trợ cấp hàng nông sản. Hằng năm các nước phát triển chi hàng chục tỉ USD để trợ cấp hàng nông sản, khiến nông sản ở các nước đang phát triển không thể cạnh tranh nổi.