Các nhà nghiên cứu của ĐH Neuchâtel, Thuỵ Sĩ đã phát triển thành công giống bắp chuyển gen kháng được sâu đục rễ có tên là “Western corn rootworm” bằng cách truyền một hoá chất bốc hơi dẫn dụ thiên địch của sâu đến ăn nó với khẩu hiệu "my enemy's enemy is my friend".
Cây phát ra tín hiệu bằng hợp chất bay hơi thu hút các côn trùng thiên địch, cái được các nhà khoa học gọi là hệ thống tự vệ gián tiếp (indirect defense). Sâu ăn rễ bắp khi gây hại tiết ra E-beta-caryophyllene (EβC) để hấp dẫn tuyến trùng đến. Các nhà nghiên cứu tìm thấy sau nhiều thập kỷ lai tạo giống, hầu hết các giống bắp Bắc Mỹ không còn khả năng tiết ra tín hiệu của sesquiterpene và mất khả năng hấp dẫn tuyến trùng có lợi.
Hợp tác với các đồng nghiệp ở Viện Max Planck, lĩnh vực Chemical Ecology, các nhà nghiên cứu của Neuchâtel đã du nhập gen EβC-synthase của cây oregano vào một giống bắp mà bình thường nó không cho tín hiệu dẫn dụ tuyến trùng đến. Thí nghiệm trên đồng ruộng giống bắp GM này được thực hiện tại ĐH Missouri's Bradford Research and Extension Center, bang Columbia. Các nhà nghiên cứu trên các lô bị sâu đục rễ tấn công, tuyến trùng đã phát triển mạnh, kết quả là thiệt hại do sâu đã giảm đến 60% so với thiên địch là bọ cánh cứng Diabrotica đối với các dòng bắp bình thường.
2. Chuyển gen ổn định vào plastid của cây cà tím
Các nhà khoa học của IARI (Indian Agricultural Research Institute) đã thành công trong việc tạo ra giống cà tím đầu tiên chuyển gen qua plastid của tế bào chất (transplastomic eggplant). KC Bansal và ctv. đã sử dụng kỹ thuật bắn gen để dung hợp gen aadA vào tế bào chất cây cà tím, gen này mã hoá tính kháng thuốc kháng sinh spectinomycin và streptomycin, trong bộ gen lục lạp. "Phát triển kỹ thuật transplastomic có thể là công cụ hiệu quả để du nhập các tính trạng ưu việt về nông học và công nghệ sinh học vào cây cà tím" các nhà nghiên cứu này đã khẳng định như vậy trong bài viết đăng trên tạp chí Transgenic Research.
Cà tím là cây trồng quan trọng của nhiều nước nhiệt đới, thí dụ như Ấn Độ với diện tích xấp xỉ 550.000ha. Mặc dù người ta đã chuyển gen thành công vào plastid của mốt số cây trồng, như đậu nành, cải dầu, củ cải đường, bông vải và xà lách; nhưng nó chỉ thường được thực hiện trên cây thuốc lá mà thôi. Chuyển gen vào plastid có nhiều điểm lợi như mức độ thể hiện protein cao. Nhóm nghiên cứu đang tìm cách chuyển gen Bt (cry) vào plastid genome của cây cà tím, để kiểm soát sâu đục trái và sâu đục thân cà tím. Họ cho rằng làm được điều này sẽ làn cho an toàn sinh học tốt hơn rất nhiều. Vì gen không nằm trong nhân, không có hiện tượng gene flow cho hạt phấn truyền đi.